thnien008

This WordPress.com site is the bee's knees


Bình luận về bài viết này

Đừng để ‘sụp lở’ quy tắc quản trị và nhân văn!

thnien008 copy từ https://tuoitre.vn/…, trang web này đăng ngày 01/07/2023 09:19. Tác gỉa: Phúc Tiến.

Vụ sụp lở nhà trên đồi ở Đà Lạt là một tai nạn chấn động lòng người, không chỉ với người dân tại chỗ. Chia sẻ nỗi đau, chúng ta không thể không nhớ tới những tai nạn kinh hoàng từng diễn ra và vẫn lặp lại tại các đô thị và ngay cả nông thôn.

Đó là vụ sụp đổ nhà cổ hơn 100 tuổi ở Hà Nội làm 2 người chết và 6 người bị thương vào năm 2015. Hay như vụ cháy tiệm karaoke ở Bình Dương năm 2022 làm 32 người chết.
Trước đó, vụ cháy thương xá ITC tại TP.HCM năm 2002 khiến 60 người tử vong và hơn 100 người bị thương là một chứng tích phải trả bằng máu về chuyện bất cẩn trong sử dụng vật liệu dễ cháy và thiếu vắng phương tiện thoát hiểm, cũng như cứu hỏa tại các nhà cao tầng.
Không chỉ cháy nổ hay sụp đổ nhà cửa, nhiều thành phố và thị trấn còn liên tục bất ngờ chứng kiến các vụ sạt lở ven sông và ven biển.
Các vụ sụp lở ấy thường do xây cất bừa bãi hoặc thiếu tính toán và dự báo hậu quả. Trong khi ấy, tại những công trình cầu cống, đường sá, nhà cửa và nhà máy đã xảy ra không ít tai nạn nghiêm trọng, để lại những bài học xót xa.
Chẳng hạn năm 2001, cầu Bình Điền bị sập do sà lan đụng vào, cho thấy nhiều cây cầu lớn nhỏ đều không có phương tiện chống va đập.
Năm 2007, vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ làm 54 người chết, đặt ra nhiều câu hỏi về phương án kỹ thuật và quá trình thi công.
Ngày cuối năm 2022, cả nước đau lòng vì một bé trai 10 tuổi ở Đồng Tháp rơi vào ống cọc tại một công trường xây dựng. Càng nghiêm trọng hơn, vụ Nhà máy thép Formosa “xả trộm” nước thải ra biển, gây ra thảm họa môi trường và đời sống của miền Trung.
Những tai nạn thảm khốc như vậy đều có nguyên nhân ở con người, chứ không phải do “thiên tai” hay “địch họa”.
Qua đó, điều thấy rõ nhất là nhiều quy tắc, quy định và luật pháp cụ thể trong quy hoạch, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, hay quản trị đô thị và doanh nghiệp đã bị coi thường. Tệ hơn nữa, chúng bị phớt lờ bởi người thực hiện cũng như người giám sát và kiểm tra.
Trong đó, ngoài lý do “vô trách nhiệm”, “thiếu trách nhiệm” với cộng đồng và chính bản thân, còn có lý do phổ biến là “đồng bạc đâm toạc tờ giấy”.
Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đã làm lương tâm con người và lương tâm chức nghiệp bị phai mờ hay tan biến. Chúng dẫn đến những hậu quả khôn lường mà đến khi hối lỗi hay phải ra tòa thì tay người không những “dính chàm” mà còn dính máu của đồng loại.
Ở nhiều nước phát triển, vẫn có những tai nạn thảm khốc không kém mà nguyên nhân là những điều tương tự. Huống chi ở một đất nước đang trên đường công nghiệp hóa, hẳn nhiên sẽ phải đối mặt với nhiều tai nạn và vấn nạn mới.
Các thử thách ấy đã và đang đòi hỏi trình độ quản trị nhiều mặt của các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, sự hiểu biết rộng rãi và đầy đủ của toàn xã hội về các quy tắc, cũng như luật pháp trên tất cả các lĩnh vực phải được nâng cấp và cập nhật.
Tuy nhiên, chính các yếu tố nhân văn và nhân ái mới là nền tảng và cũng là mục tiêu cho trình độ quản trị và mọi sự hiểu biết.
Chúng ta cần “gia cố” chứ không để “sụp lở” thêm nữa nền tảng nhân văn và nhân ái của một xã hội văn minh, ngay trong giáo dục thế hệ trẻ và huấn luyện cán bộ!
Vụ sạt lở kinh hoàng mới đây tại hẻm 36, đường Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt) khiến hai người chết, bốn người bị thương là đỉnh điểm của việc xây dựng dồn nén quá mức ở nội ô Đà Lạt.


Bình luận về bài viết này

Đã khởi tố bao nhiêu vụ án liên quan đăng kiểm?

 Pháp luật

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/…, trang web này đăng ngày 05/03/2023 12:24

Đã khởi tố bao nhiêu vụ án liên quan đăng kiểm?

TTO

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3-3, trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn của Bộ Công an – cho biết: Tính đến nay, công an 28 địa phương đã khám xét 62 trung tâm đăng kiểm, 4 chi cục đăng kiểm.

Đã khởi tố bao nhiêu vụ án liên quan đăng kiểm? - Ảnh 1.

Bắt đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Khánh Hòa

Tối 2-3-23, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Khánh Hòa (nguyên phó giám đốc phụ trách Chi nhánh đăng kiểm xe cơ giới Cam Ranh).

Dòng sự kiện:Tiêu cực ở trung tâm đăng kiểm

Khởi tố vụ án ‘nhận hối lộ’ tại Trung tâm đăng kiểm Bách Việt

15/03

Khởi tố, bắt tạm giam nhân viên đăng kiểm ở Hà Giang

13/03

Infographic: Những trung tâm đăng kiểm được cảnh sát giao thông ‘chi viện’

13/03

Tôi đi đăng kiểm xe

12/03

50 cảnh sát giao thông ‘chi viện’ các trung tâm đăng kiểm từ 11-3


Bình luận về bài viết này

Bắt giám đốc Sở Y tế Đồng Nai và nhiều cá nhân do vi phạm trong đấu thầu

Bắt giám đốc Sở Y tế Đồng Nai và nhiều cá nhân do vi phạm trong đấu thầu

L.A

dvnien copy từ https://laodong.vn/…, trang web này đăng ngày 29/04/2022 19:07

Cổng thông tin Bộ Công an vừa thông tin: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra dấu hiệu sai phạm trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Kết quả điều tra đến nay xác định: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt điều chỉnh đầu tư tại Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 với tổng mức đầu tư 1.904 tỷ đồng, giao Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai làm Chủ đầu tư. Trong quá trình lập hồ sơ điều chỉnh Dự án, hồ sơ đấu thầu 12 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thuộc Dự án trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, các cán bộ thuộc: Chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC; Đơn vị tư vấn lập dự án, lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu; Đơn vị Thẩm định giá đã thông đồng, nâng khống giá trị trang thiết bị trong điều chỉnh tổng mức đầu tư và giá gói thầu, thông thầu, gian lận trong đấu thầu, vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu để Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC trúng thầu 12 gói thầu với tổng giá trị 476,87 tỷ đồng, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, bước đầu xác định là 152 tỷ đồng.

Hành vi của các đối tượng có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. // Ngày 29.4.2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan. Đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC và 8 người trong ảnh dưới đây.

Về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định của pháp luật. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra kết luận hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, đồng thời mở rộng điều tra vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.


Bình luận về bài viết này

Bắt lô hàng thuốc điều trị Covid-19 số lượng lớn ở TPHCM

Bắt lô hàng thuốc điều trị Covid-19 số lượng lớn ở TPHCM

Bài của SGGPO – thnien008 copy từ https://www.sggp.org.vn/…, trang web này đăng ngày 22/1/2022 16:57
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện điểm kinh doanh ở huyện Nhà Bè, TPHCM có lượng lớn thuốc điều trị Covid-19.

Lực lượng chức năng kiểm kê thuốc tại hiện trường

Lực lượng chức năng kiểm kê thuốc tại hiện trường

Ngày 22-1, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường TPHCM phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM vừa bắt giữ lượng lớn thuốc điều trị Covid-19.

Theo điều tra, tối 21-1, các đơn vị nói trên đã ập vào kiểm tra điểm kinh doanh số 1942/91 đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè do ông Trần Thanh Thảo (SN 1984) làm chủ kinh doanh.Lô thuốc tại hiện trường

Tại đây, lực lượng phát hiện nhiều thuốc tân dược do nước ngoài sản xuất, chưa qua sử dụng, không hóa đơn chứng từ, không số đăng ký lưu hành, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Ông Thảo khai kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định. Qua kiểm đếm, lực lượng xác định có 555 hộp thuốc các loại gồm Molnupiravir Capsules Molnatris Mylan;  Molnupiravir 800mg Tablets, Moluzen 400; Molnupiravir Capsules 200mg, Molaz Azista; Favipiravir Tablets 400mg, Feravir-400 Xenon.

Bắt lô hàng thuốc điều trị Covid-19 số lượng lớn ở TPHCM ảnh 2
Bắt lô hàng thuốc điều trị Covid-19 số lượng lớn ở TPHCM ảnh 3

Lô hàng bị thu giữ

Lực lượng đã tiến hành tịch thu toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh, làm rõ. Được biết, một trong những loại thuốc bị thu giữ là Molnatris 200mg (Molnupiravir) Mylan được các trang mạng giới thiệu là thuốc kháng virus được chỉ định điều trị các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình của COVID-19.

Thuốc có thành phần chính Molnupiravir bào chế dưới dạng viên dùng theo đường uống và được sản xuất bởi hãng dược Mylan India.

CHÍ THẠCH


Bình luận về bài viết này

Đoàn kiểm tra nhà không phép ở Bình Chánh bị đe dọa

Đoàn kiểm tra nhà không phép ở Bình Chánh bị đe dọa

Đoàn kiểm tra nhà không phép ở Bình Chánh bị đe dọa
(PLO)- Không chỉ bí thư xã Vĩnh Lộc A bị nhắn tin “thích ăn tết hay ăn a-xít” mà đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng bị đe dọa khi kiểm tra nhà không phép.
Theo ông Trần Văn Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, ngày 16-5, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra tình hình xây dựng không phép tại xã Vĩnh Lộc A. Khi đoàn vừa đến kiểm tra một công trình xây dựng thì bị năm người chống đối và đe dọa. “Cũng may chúng tôi phản ứng nhanh không thì cũng kẹt”.
Ông Nam thông tin tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và đoàn công tác của Thành ủy về tình trạng xây dựng trái phép ở huyện Bình Chánh ngày 17-5 như trên.
Đoàn kiểm tra nhà không phép ở Bình Chánh bị đe dọa - ảnh 1
Ông Trần Văn Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: VIỆT HOA
Qua nhiều buổi làm việc với huyện Bình Chánh, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cho biết hiện nay huyện Bình Chánh còn hơn 5.700 trường hợp xây dựng không phép tồn tại qua nhiều thời kỳ. Cộng với số căn nhà xây dựng không phép hiện nay chưa được xử lý thì còn tồn khoảng hơn 10.000 căn.
Cùng với đó, một thực trạng cũng được nêu ra tại buổi làm việc là hiện nay, có khoảng 80% quyết định cưỡng chế công trình vi phạm bị tồn đọng, chưa được thi hành.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng nhận định tình hình vi phạm trật tự xây dựng ở Bình Chánh rất nhiều nhưng số liệu báo cáo của huyện chưa sát với thực tế. “Nhiều căn nhà xây không phép nằm sát ngay trụ sở UBND ấp và ngay mặt tiền đường Lê Thị Dung, ấp 4, được xây dựng trong suốt một thời gian nhưng vẫn cứ tồn tại mà không bị phát hiện, xử lý” – ông Nam cho hay.
Trao đổi với PLO, Bí thư xã Vĩnh Lộc A, ông Trần Ngọc Dung cũng cho biết dịp tết vừa rồi, chính ông cũng bị các đầu nậu nhắn tin đe dọa sau khi đi kiểm tra tình hình thực tế. Tin nhắn với nội dung “thích ăn tết hay ăn a-xít”.
Tại buổi làm việc, ông Trần Phú Lữ, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, thông tin hiện nay huyện đã rà soát và lên danh sách được 38 đầu nậu đang hoạt động tại xã Vĩnh Lộc A. Ông Lữ gọi đây là những “vòi bạch tuộc” trong hoạt động phân lô, bán nền đất nông nghiệp trái phép.
Đoàn kiểm tra nhà không phép ở Bình Chánh bị đe dọa - ảnh 2
Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Trần Phú Lữ gọi đầu nậu là những “con bạch tuộc”. Ảnh: VIỆT HOA
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đặt vấn đề, để các đầu nậu này hoạt động được phải có sự tham gia tiếp tay của một số cán bộ ấp và không loại trừ cả cán bộ trong chính quyền xã.
Ông đặt vấn đề: Để xảy ra tình trạng xây dựng không phép ở Bình Chánh lâu nay đã có nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật, tại sao 38 đầu nậu này không ai xử lý? Tại sao chưa tìm được manh mối, các cơ quan chức năng cần phải xem lại chính mình?
“Nhiều công trình vi phạm nằm sát bên trụ sở UBND ấp nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại, hệ thống chính trị gần như bị tê liệt. Chúng ta không trực tiếp tiếp tay cho vi phạm nhưng làm ngơ cho vi phạm cũng chính là gián tiếp tiếp tay cho hành động này” – ông Hoan nói.
Ông Hoan cho rằng đầu nậu chính là đối tượng phá rối chính sách, chuyên gây rối trật tự, vừa lôi kéo người dân có đất nông nghiệp “bán lúa non”, vừa lôi kéo người dân mua nhà, đất vi phạm để trục lợi. Ông giao huyện Bình Chánh phải nhận diện, làm rõ các đối tượng vi phạm, xử lý đúng và trúng, rà soát pháp lý cụ thể, nếu đủ điều kiện thì có thể đưa ra xét xử hình sự.
Phải làm rõ sự tiếp tay của cán bộ
Xã Vĩnh Lộc A có 38 trường hợp làm môi giới, làm cò đất. Cơ quan chức năng đã lập biên bản chưa, đã mời lên làm việc chưa?
Một xã mà “lực lượng nòng cốt” trong phân lô và xây dựng trái phép là đầu nậu chuyên đi môi giới vẫn tồn tại công khai, có cả hiện tượng tổ trưởng tổ nhân dân ấp tiếp tay làm thủ tục luôn, rồi có cả nhà mẫu thì đó là cả một công nghệ.
Những công nghệ này đang tồn tại cả nhưng lực lượng chức năng biết không? Nếu biết thì tại sao vẫn tồn tại? Nếu không có sự tiếp tay của cán bộ thì tại sao vẫn làm được?
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
VIỆT HOA

 


Bình luận về bài viết này

Điều động hai trung tá CSGT tỉnh Đồng Nai bị tố “bảo kê” xe quá tải

Điều động hai trung tá CSGT tỉnh Đồng Nai bị tố “bảo kê” xe quá tải

SGGPO 
Công an tỉnh Đồng Nai đã điều động Trung tá Phạm Hải Cảng (nguyên Đội trưởng đội CSGT số 2) giữ chức vụ Đội phó đội tham mưu tổng hợp và Trung tá Phan Cẩm Tú (nguyên Đội phó đội CSGT số 1) giữ chức vụ Đại đội phó đại đội bảo vệ mục tiêu – cùng thuộc Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đồng Nai.

Hình ảnh vụ việc được đăng tải trên báo chí
Hình ảnh vụ việc được đăng tải trên báo chí
Trước đó, ngày 8-5-20, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định thi hành kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo với Trung tá Phan Cẩm Tú và Trung tá Phạm Hải Cảng thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai.
Trước đó, Ban Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã thi hành kỷ luật về mặt chính quyền với Trung tá Phạm Hải Cảng bằng hình thức giáng chức và kỷ luật cảnh cáo Trung tá Phan Cẩm Tú.
Theo thông tin trước đó, ngày 23-11-2019, trên các phương tiện truyền thông lan tin 2 chiến sĩ của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt (PC08) Công an tỉnh Đồng Nai gửi đơn tố giác lãnh đạo đội và phòng có hành vi “bảo kê”, can thiệp quá trình xử lý vi phạm giao thông, không cho xử lý xe quá tải…
Các chiến sĩ CSGT này đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương vào cuộc làm rõ sai phạm của các lãnh đạo cấp đội, cấp phòng.
Những người tố giác còn cung cấp nhiều clip ghi lại âm thanh, hình ảnh cho thấy khi CSGT đang xử lý xe quá tải trên QL20, QL1 thì có cuộc gọi qua lại được xác định là lãnh đạo đội tuần tra giao thông. Nội dung qua đoạn thoại có các câu như: “Xe đã gửi đội”, “Xe của sếp lớn”, “Xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà”, “Thôi cho đi”…
Các đoạn hình ảnh, âm thanh ghi lại cũng cho thấy có rất nhiều xe bị chặn lại nhưng một lúc sau khi có các cuộc điện thoại, tài xế lên xe chạy đi. Những người tố giác còn cho biết, khi có ý kiến về việc bảo kê như trên, họ đã bị điều chuyển công tác.
Ngày 25-11-2019, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo, giao Thanh tra Bộ Công an và một số đơn vị chức năng của Bộ Công an kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin báo chí phản ánh; báo cáo lãnh đạo Bộ Công an trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai khẩn trương xác minh, phối hợp, xử lý vấn đề này.
ĐAN NGUYÊN

 


Bình luận về bài viết này

Khởi tố Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

Khởi tố Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

SGGPO 
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Tin liên quan

C03 cho biết, đơn vị đang tiến hành điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 43/C03-P13 ngày 27-6-2019.
Khởi tố Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam ảnh 1Bị can Lê Quang Hào
Quá trình điều tra vụ án, C03 đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Lê Quang Hào, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở công trình dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
C03 cho rằng, hành vi sai phạm của Lê Quang Hào đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn 65km) không đúng trình tự, quy định của pháp luật, không đúng tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án được phê duyệt, dẫn đến đưa công trình không đảm bảo chất lượng vào khai thác sử dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngày 11-5-20, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn Quyết định và Lệnh tố tụng nêu trên, C03 đã tống đạt, triển khai thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Hiện C03 đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
GIA KHÁNH

 


Bình luận về bài viết này

Chi tiết 17 nhận định của tòa tối cao trong vụ tử tù Hồ Duy Hải

Chi tiết 17 nhận định của tòa tối cao trong vụ tử tù Hồ Duy Hải

TPO – Sau phiên giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán tối cao giữ nguyên án tử hình các cấp sơ – phúc thẩm đã tuyên án cho Hồ Duy Hải về các tội giết người, cướp tài sản.
Thẩm phán Nguyễn Trí Tuệ tuyên án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.
Thẩm phán Nguyễn Trí Tuệ tuyên án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.

Cận cảnh phiên giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án với tử tù Hồ Duy Hải

 


Hội đồng Thẩm phán giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải

 


Vụ án tử tù Hồ Duy Hải: Điều tra viên nói gì về việc không thu giữ vật chứng?

 

Chiều 8/5/20, Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) TAND Tối cao đã công bố Quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Ông Nguyễn Trí Tuệ – Phó chánh án TAND Tối cao thay mặt 17 thành viên HĐTP đọc bản án.
Án giám đốc thẩm đã phân tích từng kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao trong vụ Hồ Duy Hải và quyết định bác bỏ kháng nghị này, giữ nguyên án tử hình đã tuyên.
Thứ nhất, kháng nghị cho rằng việc kết luận việc Hải có mặt ở hiện trường là không có căn cứ. Tuy nhiên, HĐTP thấy căn cứ vào lời khai của một số nhân chứng và của Hải, có việc chiếc xe máy Dream của Hải dựng ở bưu điện; các nhân chứng cũng nhận dạng được tóc, áo của Hải.
Lời khai của Hải cũng phù hợp với người bán hoa quả tên Ngân về việc Hải đưa tiền cho chị Nguyễn Thị Thu Vân (một trong 2 nạn nhân) đi mua trái cây. Lời khai của Hải phù hợp với vị trí, các đồ vật có mặt tại hiện trường và Hải phải có mặt ở đó mới có thể mô tả chính xác. Do đó, HĐPT cho rằng đủ có chứng cứ kết luận Hải có mặt tại hiện trường và kháng nghị là không đúng.
Chi tiết 17 nhận định của tòa tối cao trong vụ tử tù Hồ Duy Hải - ảnh 1Hồ Duy Hải tại tòa sơ thẩm năm 2008.
Thứ 2, kháng nghị cho rằng Hải không thể có mặt ở Bưu điện Cầu Voi trước 19h39 ngày xảy ra vụ án. HĐTP nêu viện dẫn việc nhân chứng Đinh Vũ Thường có mặt ở bưu điện trước thời điểm này; thời gian Hải ở quán cầm đồ, gặp một số người khác… rồi đến bưu điện. Qua đây, HĐTP kết luận Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường lúc 19h34 là có căn cứ.
Thứ 3, kháng nghị cho rằng nhiều chứng cứ chưa được thu thập, đánh giá, lời khai của bị cáo còn nhiều mâu thuẫn… HĐTP nhận định, lời khai có nhiều mâu thuẫn nhưng phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm và chứng tỏ cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm, phúc thẩm không mớm cung, bức cung bị cáo. Có những tình tiết rất nhỏ, chỉ người trực tiếp thực hiện hành vi mới biết nhưng Hải vẫn khai ra được. Vì vậy, không cần hủy án để làm rõ các mâu thuẫn này.
Thứ 4, kháng nghị cho thấy có nhiều mâu thuẫn lớn trong thu thập chứng cứ, như đêm đó Bưu điện Cầu Voi có nước hay không… Các thẩm phán tối cao cho rằng, lời khai của các nhân chứng phù hợp với lời khai của Hải về việc bưu điện có nước vì có giếng. Cho rằng mâu thuẫn giữa lời khai của Hải về đập đầu nạn nhân vào lavabo nhưng không thấy dấu vết trên lavabo là nhận định trái với nguyên tắc chứng minh tội phạm. Lời khai đó sai như chính Hải đã khai lại sau này, nội dung không đập đầu chị Hồng vào lavabo. Biên bản khám nghiệm hiện trường và bản án cũng không khẳng định Hải đập đầu chị Hồng vào lavabo nên không cần thiết phải điều tra lại.
Thứ 5, lời khai của Hải mâu thuẫn với vị trí các đồ vật có mặt trong phòng, các thẩm phán cho rằng việc này được thể hiện ở bản án nên không nhất thiết phải điều tra lại. Tình tiết này cũng không có ý nghĩa trong việc xác định Hải phạm tội hay không.
Thứ 6, không có dấu vết máu trên cánh cổng sau dù Hải khai trèo qua đây tẩu thoát sau khi cắt cổ các nạn nhân nên người Hải cũng dính máu. Tòa án cho rằng, chính Hải khai đã vào nhà vệ sinh rửa sạch máu sau gây án nên việc không phát hiện máu trên tường đã chứng minh Hải khai đúng, không cần thiết phải điều tra lại.
Thứ 7, về dấu vân tay thu thập được ở hiện trường không có của Hồ Duy Hải và không biết của ai, HĐTP lập luận, bưu điện là nơi công cộng nên nhiều dấu vấn tay là đúng. Việc này cũng không thể chứng minh Hải vô tội.
Thứ 8, kháng nghị cho rằng Hải đánh vào mặt chị Hồng bằng tay sẽ không gây ra vết thương trên mặt như bản ảnh thể hiện. HĐTP cho rằng nhận định này của viện kiểm sát là chủ quan, loại trừ một số cơ chế hình thành các vết thương. Các kết luận giám định cũng phù hợp với lời khai của Hải, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi… nên việc điều tra lại để làm rõ là không cần thiết.
Thứ 9, về ý kiến mẫu tàn tro thu được không có giá trị chứng minh trong vụ, các thẩm phán nhất trí việc nếu không có lời khai của Hải về việc tự đốt quần áo, cơ quan điều tra cũng không thể biết để thu giữ. Giám định mẫu tro phát hiện nguyên liệu làm quần áo, phù hợp với lời khai của Hải.
Thứ 10, kháng nghị cho rằng điều tra không làm rõ nơi Hải tiêu thụ tài sản cướp được. Về việc này, HĐTP cho rằng Hải đã mô tả tài sản của nạn nhân Hồng phù hợp với lời khai của bố đẻ và bạn của chị; Hải cũng nhận dạng được các tài sản này khi thực nghiệm và vẽ chính xác sơ đồ nơi tiêu thụ tài sản. Vì vậy, không nhất thiết phải trả hồ sơ làm rõ việc này.
Thứ 11, kháng nghị cho rằng Hải khai lần đầu đến Bưu điện Cầu Voi nhưng lại mô tả được chi tiết các đồ vật có mặt trong phòng. Tòa án nhận thấy, thời gian Hải có mặt tại hiện trường từ 19h30 đến 21h 30 là đủ để biết các chi tiết trong một không gian nhỏ như bưu điện.
Thứ 12, kháng nghị mâu thuẫn trong việc Hải trở về nhà, lúc khai về cửa mở, lúc khai cửa khóa… nhưng HĐTP khẳng định việc này không phải tình tiết chứng minh tội phạm, không cần điều tra lại.
Chi tiết 17 nhận định của tòa tối cao trong vụ tử tù Hồ Duy Hải - ảnh 2Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án.
Thứ 13, về việc kháng nghị nêu các chứng cứ thu được như con dao, thớt, ghế… không phải công cụ gây án. Các thẩm phán cho rằng phía điều tra không biết thớt là hung khi cho đến khi Hải khai ra, Hải cũng giấu kỹ con dao và được nhân viên thu dọn phát hiện, đem đốt bỏ… Việc cơ quan điều tra mua dao, thớt về chỉ để các nhân viên này và Hải nhận dạng, không phải dùng làm chứng cứ như kháng nghị nêu. Vì vậy, không cần trả hồ sơ điều tra lại.
Thứ 14, về kháng nghị liên quan đến thời điểm chết của nạn nhân, HĐTP đồng ý đây là thiếu sót trong điều tra nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Thứ 15, về việc khám nghiệm tử thi, kháng nghị cho rằng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi một người vừa khám nghiệm hiện trường vừa khám nghiệm tử thi. HĐTP dẫn các chữ ký trong hồ sơ và khẳng định khám nghiệm đã đủ thành phần, kháng nghị của viện tối cao thiếu căn cứ.
Thứ 16, về kháng nghị nội dung không đưa lời khai ban đầu của Hải và một số nhân chứng khác vào hồ sơ, tòa án cũng đồng tình đây đây là thiếu sót của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, các tài liệu này không ảnh hưởng đến bản chất vụ án nên không nhất thiết phải điều tra lại.
Thứ 17, HĐTP cho rằng có sửa chữa chính tả trong biên bản ghi lời khai nhưng việc này là sai sót nhưng không làm ảnh hưởng bản chất vụ án.
Đáng chú ý, các thẩm phán tối cao cho rằng Hải không kêu oan tại phiên sơ thẩm và chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; phúc thẩm lúc kêu oan  lúc không và trong đơn ân giảm tử hình, Hải thừa nhận phạm tội.
Chủ tịch nước đã có quyết định không chấp nhận đơn xin ân giảm của Hải nhưng viện kiểm sát vẫn ra kháng nghị, đề nghị hủy án tử hình của Hải là sai quy định.

 


Bình luận về bài viết này

Truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với ông Trương Hải Ân

Truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với ông Trương Hải Ân

 17 THANH NIÊN ONLINE
Ngày 5.5.20, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định xác nhận đã ra quyết định truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với ông Trương Hải Ân, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Định.
Ông Trương Hải Ân /// ẢNH: H.A
Ông Trương Hải Ân

ẢNH: H.A
Ông Trương Hải Ân bị Cơ quan CSĐT khởi tố về tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vào ngày 3.3.

Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Trương Hải Ân lấy lý do đáo hạn ngân hàng, kêu gọi hợp tác đầu tư mua bán bất động sản… để huy động tiền của các cá nhân trên địa bàn TP.Quy Nhơn. Tuy nhiên, đến thời hạn theo thỏa thuận, ông Trương Hải Ân không trả nợ mà bỏ việc, cùng gia đình đi khỏi địa phương, chiếm đoạt tiền của nhiều người.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định xác định gia đình ông Trương Hải Ân đi khỏi địa phương từ tháng 6.2019.
Như Thanh Niên đã thông tin, cuối năm 2018, ông Trương Hải Ân có đơn xin nghỉ phép tại cơ quan để đi chữa bệnh, thời gian 1 tháng, nhưng sau đó liên tục vắng mặt tại cơ quan. Trong thời gian này, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định nhận được nhiều đơn tố cáo ông Ân nợ nần hàng chục tỉ đồng.
Tháng 9.2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký quyết định kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Ân.
Tháng 2.2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định phát thông báo yêu cầu ông Trương Hải Ân đến trụ sở đơn vị này làm việc để phục vụ cho việc giải quyết đơn thư người dân tố cáo ông này có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày ra thông báo), nếu ông Trương Hải Ân không đến làm việc, Cơ quan CSĐT sẽ xử lý theo quy định.

 


Bình luận về bài viết này

Lật lại vụ án tử tù Hồ Duy Hải

Lật lại vụ án tử tù Hồ Duy Hải

Hàng loạt bất thường trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải kêu oan sẽ được TAND Tối cao xem xét trong phiên giám đốc thẩm mở ngày 6/5/20.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản, dự kiến kéo dài đến ngày 8/5/20.
Năm 2011 khi là Viện trưởng VKSND Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình từng ký quyết định không kháng nghị vụ án và đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải (26 tuổi, quê Long An).
Đến ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao có kháng nghị thay thế quyết định trước đó của ông Bình, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao (ông Bình là Chánh án) xét xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải về các tội Giết người, Cướp tài sản để điều tra lại.
Theo bản án đã có hiệu lực pháp luật, Hải thường đến Bưu cục Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) đặt mua báo nên quen nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi). Tối 13/1/2008, Hải đến nơi làm việc của Hồng chơi, cùng trực đêm đó còn có Vân (21 tuổi, em họ Hồng).
Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Hồng, nên đưa tiền cho cô em đi mua trái cây. Khi chỉ còn hai người, anh ta kéo Hồng vào phòng ngủ nhưng bị chị chống cự đạp vào bụng rồi chạy xuống bếp. Hải bóp cổ nạn nhân, vớ con dao và thớt gỗ gần đó sát hại. Sợ bị bại lộ, Hải giết luôn Vân khi cô đi mua trái cây về.
Gây án xong Hải lấy 1,4 triệu đồng, 40 sim điện thoại của bưu điện, điện thoại và một số nữ trang của các nạn nhân. Mấy hôm sau, anh ta mang điện thoại nữ trang lên TP HCM bán lấy 3,7 triệu đồng tiêu xài rồi quay về mang quần áo mặc lúc gây án ra sau vườn nhà bà Len (dì ruột) đốt.
Cuối năm 2008, bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt mức án tử hình, Hải kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 28/4/2009, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM bác kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.
Hồ Duy Hải trong phiên phúc thẩm năm 2009. Ảnh: Vũ Mai.
Hồ Duy Hải trong phiên phúc thẩm năm 2009. Ảnh: Vũ Mai.
HĐXX phúc thẩm nhận định, dù quá trình điều tra không thu giữ được hung khí là chiếc thớt tròn và con dao, song các bản cung của bị cáo đều phù hợp với bản ảnh hiện trường có con gấu nhồi bông, ghế inox, có bịch trái cây, chiếc thớt gỗ. Có việc bị cáo cho anh Võ Minh Dương sim card của bị cáo.
Bị cáo còn khai rằng, chỉ vào Bưu cục Cầu Voi một vài lần và đứng bên ngoài quầy lấy báo, nhưng lại khai rất rõ và chính xác các vật dụng để tại đây như ghế salon, phòng ngủ, ga trải giường, phòng vệ sinh. Đặc biệt, chính bị cáo khai sau một tuần gây án sợ bị phát hiện nên đã đem quần áo đốt sau vườn nhà bà Len. Ngoài ra, trong nhiều bản cung cũng như tự khai của bị cáo đều phù hợp với các biên bản nhận dạng về hung khí, các tài sản đã chiếm đoạt của nạn nhân.
“Quá trình điều tra có những thiếu sót của cơ quan tố tụng nhưng không nghiêm trọng. Sau khi đánh giá toàn bộ các chứng cứ, HĐXX cho rằng có đủ căn cứ xác định bị cáo Hồ Duy Hải do thua cá độ bóng đá nên đã giết hai nạn nhân Hồng và Vân một cách dã man nhằm cướp tài sản”, bản án phúc thẩm nêu.
Hải có đơn xin Chủ tịch nước ân giảm. TAND Tối cao và VKSND Tối cao lần lượt quyết định không kháng nghị vụ án. Hải và gia đình sau đó liên tục kêu oan và xin hoãn thi hành án. Trưa 4/12/2014, một ngày trước khi thi hành án tử hình Hải, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An ra quyết định tạm hoãn thi hành.
Từ năm 2015 đến 2018, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ có nhiều công văn đề nghị VKSND Tối cao xem xét lại vụ án để giải quyết dứt điểm.
Kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao ngày 22/11/2019 chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình điều tra xét xử vụ án.
Trong đó, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh còn mâu thuẫn. Lời khai của bị cáo mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm hiện trường.
Theo VKSND Tối cao, các cấp tòa chưa làm rõ thời gian Hải gây án. Bản án kết luận Hải có mặt tại hiện trường lúc 19h30 là không có căn cứ, bởi lời khai của các nhân chứng thể hiện “khoảng 19h có thấy một nam thanh niên ngồi bên trong bưu điện” nhưng kết luận điều tra cho rằng “khoảng 19h13 Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ rồi quay về nhà bà Len trả xe”. Anh ta sau đó sang nhà một người dì khác lấy xe, đến một quán trả tiền cho anh Võ Lộc Đang rồi mới đi đến bưu điện.
Tổng thời gian từ hiệu cầm đồ đến khi trả tiền cho anh Đang, Hải phải mất gần 30 phút nhưng chưa làm rõ Hải mất bao lâu để đi từ điểm gặp anh Đang đến bưu điện. Cơ quan điều tra xác định “đoạn đường từ hiệu cầm đồ đến Bưu điện Cầu Voi khoảng 7,5 km, đi hết 15 phút” thì Hải không thể có mặt tại hiện trường trước 19h39 phút như kết luận.
VKS cũng cho rằng, cấp sơ thẩm và phúc thẩm không làm rõ được địa điểm, người tiêu thụ tài sản do Hải cướp được; dấu vân tay thu được ở hiện trường không phải là của Hải nhưng của ai cũng không được làm rõ…
Về thủ tục tố tụng, VKS Tối cao cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng như: không trưng cầu giám định vết máu ngay khi thu được mà để 4 tháng sau khi khám nghiệm hiện trường; không đưa lời khai của Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án; khám nghiệm hiện trường nhưng không thu giữ ghế, thớt – những vật chứng quan trọng mang dấu vết vụ án; không giám định thời điểm chết của nạn nhân; một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung có sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai…
Đặc biệt, VKS xác định, lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của Hải không nhận tội nhưng bản khai này và một số lời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án, dù những tài liệu này có trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan điều tra. Cơ quan tiến hành tố tụng không lấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu (nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ án); nhân vật tình nghi Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol không được điều tra làm rõ.
Cùng quan điểm, luật sư Trần Hồng Phong (bào chữa cho Hải tại phiên giám đốc thẩm) từng cung cấp chứng cứ đến các cơ quan tố tụng phân tích về những thiếu sót, sai phạm trong vụ án. Trong đó, Nguyễn Văn Nghị – được cho là người yêu của một trong hai nạn nhân, có ghé bưu điện Cầu Voi trong đêm xảy ra vụ án và “bỏ trốn sau đó”. Cơ quan điều tra đã từng tạm giữ và lấy lời khai của nghi phạm này. “Như vậy, Nguyễn Văn Nghị là nhân chứng và thậm chí có thể là một nghi can nhưng toàn bộ thông tin về người này đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án một cách rất bất thường” luật sư Phong nêu quan điểm.
Hải Duyên