Nhà máy thủy điện Sanakham, với chi phí ước tính 2,073 tỷ USD, sẽ do công ty thủy điện Datang Sanakham, một chi nhánh của tập đoàn điện lực quốc tế Datang Trung Quốc, thi công, MRC cho biết.
Phát triển thủy điện đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch của chính phủ Lào nhằm xuất khẩu khoảng 20.000 megawatt điện sang các nước láng giềng vào năm 2030 và dự án mới nhất là đề xuất thứ 6 trong tổng số 9 dự án dự kiến được xây trên phần sông Mekong chảy qua Lào.
Lào đã hoàn thành 2 đập thủy điện trong số đó, bao gồm đập Xayaburi công suất 1.285 megawatt và đập Don Sahong 260 megawatt.
Những người phản đối các dự án cho rằng đập thủy điện đe dọa nguồn tài nguyên cá, phù sa và lũ theo mùa phục vụ nông nghiệp mà khoảng 60 triệu người đang sống phụ thuộc vào.
Địa điểm dự kiến xây đập Sanakham nằm cách thủ đô Vientiane 155km về phía bắc. Đập này dự kiến có công suất 684 megawatt khi bắt đầu hoạt động năm 2028.
Đập Sanakham là dự án thứ 6 được triển khai và có tham vấn trước với MRC, một cơ quan liên chính phủ làm việc với các chính phủ thuộc lưu vực sông.
Trung Quốc rót vốn cho nhiều dự án đập thủy điện ở Lào. Trung Quốc cũng đã xây 11 đập thủy điện trên phần thượng nguồn sông Mekong mà họ gọi là Lan Thương, khiến dòng chảy tự nhiên của dòng sông bị thay đổi.
Dự án Sanakham giờ sẽ phải trải qua quy trình tham vấn với MRC, thông thường mất 6 tháng. Các thành viên của MRC gồm Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sẽ đánh giá dự án và tác động của dự án đối với quốc gia mình.
Dù có thể đề xuất thay đổi nhưng MRC không thể phủ quyết bất kỳ dự án nào.

Trung Quốc gây hạn hạ nguồn Mekong?

Trong khi Trung Quốc có lượng mưa và tuyết cao trên mức trung bình và các đập giữ nước nhiều hơn bao giờ hết thì các nước ở hạ nguồn sông Mekong phải chịu hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy.

Trung Quốc chưa gia tăng lượng xả trên sông Mekong, hạn mặn ĐBSCL có thể kéo dài

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện Trung Quốc vẫn chưa gia tăng xả nước từ đập Cảnh Hồng như tuyên bố trước đó để hỗ trợ các nước láng giềng về hạn hán, xâm nhập mặn. Đợt hạn mặn ở ĐBSCL có thể kéo dài sang nửa đầu tháng 4 tới.

Việt Nam nói về việc Lào sắp xây đập thủy điện lớn trên sông Mekong

Các quốc gia có lợi ích chính đáng trong sử dụng tài nguyên nước sông Mekong để phục vụ phát triển, đồng thời phải có trách nhiệm chung trong việc sử dụng bền vững nguồn nước của sông Mekong.
theo CNA