thnien008

This WordPress.com site is the bee's knees


Bình luận về bài viết này

“Kỳ lạ hạt mưa đá giống hệt hình… virus corona

Kỳ lạ hạt mưa đá giống hệt hình… virus corona

Một số nơi tại tỉnh Lai Châu lại bị mưa đá phủ trắng xóa gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Hình ảnh của hạt mưa đá to gần bằng nắm tay có hình thù giống hệt ảnh vi điện tử của virus corona được nhiều tài khoản facebook chia sẻ.
Hạt mưa đá giống hệt ảnh vi điện tử của Virus Corona. Ảnh: Tây Bắc 24h
Hạt mưa đá giống hệt ảnh vi điện tử của Virus Corona. Ảnh: Tây Bắc 24h
Trận mưa đá gió lốc xảy ra vào đêm ngày 23 rạng sáng 24/4 trên địa bàn huyện Phong Thổ đã làm hai người chết, một người mất tích, một người bị thương và thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản của nhân dân.
Huyện Phong Thổ gần đây liên tiếp chịu các đợt mưa đá, gió lốc hoành hành, để lại hậu quả nặng nề cho các xã biên giới: Sin Suối Hồ, Bản Lang, Mù Sang, Dào San. Chỉ trong chưa đầy hai tháng, gần 10 đợt mưa đá, gió lốc ập xuống, cướp đi nhiều tài sản hoa màu của người dân.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, thiên tai xảy ra ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Thổ đã làm thiệt hại hơn 115ha lúa, ngô của bà con, nhiều diện tích không thể phục hồi; hơn 400 hộ dân thiệt hại về nhà ở. Các xã thiệt hại nhiều nhất là xã Hoang Thèn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Pho và Huổi Luông.
Không chỉ tài sản của Nhân dân mà một số công trình của Nhà nước, tập thể cũng bị hư hỏng như: Nhà văn hóa bản U Gia, xã Huổi Luông gây thiệt hại nặng, ước giá trị thiệt hại 200 triệu đồng; cầu treo bản U Gia bị đứt cáp, nghiêng cầu ảnh hưởng đến việc đi lại của Nhân dân;
Một số trường học, Trạm Y tế ở các xã, nhà văn hóa các bản bị hư hỏng một phần… Có hơn 510ha chuối đang thời kỳ cho thu hoạch ở các xã Ma Ly Pho và Huổi Luông bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại trên 95%. Cùng với đó là hàng chục héc-ta lê, sa nhân, xoài… bị ảnh hưởng…
Hiện BCĐ Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Phong Thổ đang phối hợp với các xã tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế mức độ thiệt hại, khắc phục hậu quả do gió lốc, mưa đá gây ra, hướng dẫn người dân khắc phục để sớm ổn định cuộc sống.
Hạt mưa đá rất có kích thước rất lớn có hình thù giống hệt ảnh vi điện tử Virus Corona. Ảnh: Vov.
Mưa đá trắng xóa tại Phong Thổ. Ảnh: Tây Bắc 24h
Ảnh: Tây Bắc 24h
Việt Hà / Giáo dục & Thời đại

 


Bình luận về bài viết này

Ba người chết, một người bị thương vì mưa đá, gió lốc tại Lai Châu

Ba người chết, một người bị thương vì mưa đá, gió lốc tại Lai Châu

https://nhandan.com.vn/… đăng ngày Thứ Sáu, 24/04/2020, 10:01:44.
NDĐT – Sự việc xảy ra vào đêm 23, rạng sáng 24-4-20 tại xã biên giới Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Ba người chết, một người bị thương vì mưa đá, gió lốc tại Lai Châu

Mưa đá, gió lốc làm thiệt hại về nhà cửa của người dân xã Mù Sang, huyện Phong Thổ.
Các nạn nhân gồm: Hảng Thị Mái, sinh năm 1978; Ma A Sinh, sinh năm 2017, cùng trú tại bản Sin Chải; Phàn Thị Vy, sinh năm 2012, trú tại bản Lùng Than. Trường hợp bị thương là Giàng Thị Dấu, sinh năm 1992, trú tại bản Lảng Than, tất cả đều thuộc xã Mù Sang, huyện Phong Thổ.
Ông Vương Thế Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết, hai nạn nhân Hảng Thị Mái, Ma A Sinh là hai bà cháu, gặp nạn khi đang ở lán nương và bị đất đá sạt lở vùi lấp dẫn đến tử vong. Còn nạn nhân Phàn Thị Vy gặp nạn khi đi cùng bố mẹ qua suối bị nước cuốn trôi mất tích. Khi gặp nạn, bố của nạn nhân Vy chỉ kịp cứu vợ mà không cứu được con.
Ngay trong đêm qua, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phong Thổ đã huy động lực lượng đào bới điểm sạt lở và tìm kiếm được thi thể nạn nhân Hảng Thị Mái và đưa người bị thương về Trung tâm Y tế huyện điều trị. Đến 8 giờ sáng nay, lực lượng chức năng của nước bạn Trung Quốc thông báo đã vớt được thi thể nạn nhân Phàn Thị Vy. Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành các thủ tục để nhận lại thi thể nạn nhân trên. Đồng thời, tiếp tục triển khai các biện pháp, huy động lực lượng tìm kiếm nạn nhân Ma A Sinh.
Ngoài thiệt hại về người, trận mưa đá, gió lốc đêm qua trên địa bàn xã Mù Sang, Bản Lang, Sin Suối Hồ đã ghi nhận có thiệt hại nặng về tài sản và nhà ở của nhân dân. Và hiện trên địa bàn đang tiếp tục có mưa rét, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm các nạn nhân, cũng như công tác rà soát, khắc phục thiệt hại.
TRẦN TUẤN

 


Bình luận về bài viết này

Hình ảnh mưa đá trắng mặt đất như tuyết phủ

Hình ảnh mưa đá trắng mặt đất như tuyết phủ

Tác giả: MINH THỊNH – https://giaoducthoidai.vn/… đăng ngày 03/03/2020 19:22.

GD&TĐ -Mưa đá bất ngờ xảy ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu khiến người dân ở một số xã trên địa bàn chịu thiệt hại nặng về cây cối, hoa màu. Tuy trận mưa chỉ kéo dài khoảng hơn nửa giờ đồng hồ song lượng lớn đá rơi đã phủ trắng xóa nhiều khu vực.
Sau 30 phút, lớp đá dày đã phủ kín khu dân cư Sau 30 phút, lớp đá dày đã phủ kín khu dân cư
Ông Phùng Văn Ơn, Chánh Văn phòng UBND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết, vào khoảng 8 giờ 30 phút sáng nay 3/3, trên địa bàn các xã Dào San, Tung Qua Lìn, Mù Sang đã bất ngờ xảy ra mưa đá, phủ trắng lòng đường, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Đáng chú ý, trận mưa chỉ kéo dài trong khoảng hơn nửa giờ đồng hồ. Ông Ơn cũng cho biết, cuối giờ chiều nay, các đơn vị chức năng của huyện đang tích cực phối hợp với chính quyền các xã chịu ảnh hưởng bởi mưa đá tổng hợp thống kê con số thiệt hại. Trước mắt, trận mưa không gây thiệt hại về người.
Trước đó, vào khoảng 7h40 phút ngày 2/3, trên địa bàn huyện Tân Uyên đã xảy ra mưa đá khiến 200 hộ dân bị thiệt hại về tài sản. Trên 50ha chè tại Thị trấn Tân Uyên bị dập nát búp non, 20ha lúa bị thiệt hại từ 20 – 30%, trên 10ha rau màu bị dập nát, 2ha chanh leo tại xã Trung Đồng bị gãy ngọn. Uớc tính thiệt hại do mưa đá gây ra gần 1,2 tỷ đồng.
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, UBND huyện, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Uyên đã khẩn trương thành lập các đoàn công tác liên ngành trực tiếp xuống cơ sở phối kết hợp với chính quyền địa phương khắc phục hậu quả. Ngoài ra, UBND huyện Tân Uyên cũng chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống, sinh hoạt.
Mưa đá phủ khắp khu cơ quan công sở 
 Các phương tiện di chuyển khó khăn do lớp đá dày đặc
 Đến cuối ngày, đá vẫn chưa tan ở nhiều nơi
 Việc đi lại của nhân dân gặp nhiều khó khăn
 Mưa đá gây hư hỏng phương tiện
 Nhiều chỗ, đá dày đến hơn 10cm
 Sinh hoạt của người dân bị đảo lộn
 Xe máy không thể di chuyển được
Minh Thịnh
 

</div


Bình luận về bài viết này

Nhân chứng TNGT thảm khốc 13 người chết ở Lai Châu

Nhân chứng TNGT thảm khốc 13 người chết ở Lai Châu
Lời kể nhân chứng vụ tai nạn thảm khốc 13 người chết ở Lai Châu.
Theo nhân chứng, khi biết xe mình mất phanh, tài xế xe bồn liên tục vẫy tay ra hiệu, để các phương tiện đi gần đó tránh xa. Sau đó, người dân nghe thấy tiếng va chạm chát chúa, nổ như bom.
Sáng 15.9.18, người dân sống trên quốc lộ 4D thuộc địa phận thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến 13 người tử vong, 3 người bị thương nặng.
Anh Nguyễn Văn Muộn (SN 1981, thị trấn Tam Đường, Lai Châu, người trực tiếp tham gia ứng cứu người bị nạn kể lại, khoảng 9h20 sáng nay, khi đang ngồi trong nhà, anh nhìn thấy tài xế xe bồn đang di chuyển xuống dốc gần cầu Tiêu Bính, tuyến quốc lộ 4D liên tục la hét, vẫy tay ra hiệu xe mất phanh để các phương tiện đi gần đó tránh xa, hoặc dừng lại. Sau đó, anh nghe thấy tiếng va chạm chát chúa, nổ như bom, nên chạy ra đường xem.
Ra đến nơi, anh Muộn không tin vào mắt mình khi chiếc xe 16 chỗ bị xe bồn tông nát bươm, hất xuống suối, đồ đạc văng tung tóe, nhiều người chết tại chỗ.
Thấy vậy, anh Muộn cùng một số người dân địa phương gọi điện thoại báo cơ quan chức năng và đưa một số người ra ngoài, được một lúc sau thì lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường.
>
Anh Nguyễn Văn Muộn kể lại sự việc. Ảnh: Cường Ngô
Lúc này, cảnh tượng trước mặt anh hết sức kinh hoàng. Hai chiếc xe bị hư hỏng nặng, người chết nằm la liệt trong xe khách. Người dân phải lấy xà beng cạy cửa xe và kéo người bị nạn ra ngoài.
“Tôi cùng nhiều người dân cùng nhau chạy tới phụ giúp đưa người bị nạn đi cấp cứu. Tôi chưa bao giờ thấy vụ tai nạn nào thảm khốc như vậy, cảnh tượng hết sức kinh hoàng”, anh Muộn chưa hết hoảng sợ, kể lại.
Nhà sát hiện trường vụ tai nạn, ông Phạm Minh Vượng (SN 1960, thị trấn Tam Đường) cho biết khi chạy ra, ông nghe một vài tiếng kêu cứu yếu ớt.
“Tôi ra hiện trường thì thấy chỉ có vài người còn sống trên chiếc xe khách, bị thương rất nặng tiếng kêu cứu yếu ớt, những người khác thì tử vong tại chỗ. Lúc đó tôi chỉ biết cùng mọi người cố gắng kéo những người sống sót bị mắc kẹt bên trong ra ngoài thật nhanh, đưa đi bệnh viện”, ông Vượng kể.
Hiện trường sự việc.
Cũng theo ông Vượng, lúc cùng mọi người cứu và đưa thi thể nạn nhân của vụ tai nạn ra, ông không sợ, chỉ mong cứu sống người nào hay người ấy. Nhưng giờ nghĩ lại ông thấy bàng hoàng. Ông nói, đây là vụ tai nạn kinh hoàng nhất ông từng chứng kiến.
Ông Vượng cho biết, khu vực này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Năm 2014 là vụ tai nạn xe khách khiến 5 người tử vong. Năm 2015 – cũng tại địa điểm này xảy ra vụ tai nạn xe khách làm 4 người chết. Ông Vượng nói: “Cầu Tiêu Bính là “điểm đen” của tai nạn giao thông”.
Chia sẻ với PV Lao Động, ông Từ Hữu Hà – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho biết, ngay sau khi tai nạn xảy ra, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lai Châu, Giám đốc Công an tỉnh đã bố trí lực lượng trên địa bàn xuống cứu giúp người bị thương và đưa những nạn nhân tử vong vào Trung tâm Y tế huyện Tam Đường.
“Chúng tôi đã hỗ trợ gia đình nạn nhân có người tử vong 5,4 triệu đồng, người bị thương 2 triệu đồng. Ban An toàn giao thông tỉnh cũng hỗ trợ gia đình người bị mất và bị thương 5 triệu đồng”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, vị trí xảy ra tai nạn là “điểm đen” tai nạn giao thông trên địa bàn huyện. Cách đây 5 năm, Bộ Giao thông vận tải đã có khắc phục vấn đề này. Điều quan trọng nhất bây giờ là phải làm giảm tốc và đường tránh cho các phương tiện”.
DS 13 người tử vong và 3 người bị thương
Tử vong:
1; Nguyễn Văn Hảo (SN 1979, trú tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu – lái xe khách)
2; Vũ Văn Thổ (SN 1948, trú tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định)
3; Hoàng Thị Hồng (SN 1994, trú tại Trung Đồng, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu)
4; Lê Ngọc Xuân Sơn (SN 1961, trú tại Hà Nội).
5; Nguyễn Thị Nguyên (trú tại Tân Uyên, Lai Châu)
6; Lìu Thị Bức (trú tại xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên).
7; Nạn nhân tên Thích (trú tại TP. Lai Châu)
8; Đặng Thị Minh Nguyệt (SN 1981, trú tại phường Tân Phong, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu).
9; Hoàng Thị Hiêng (trú tại xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu)
10; Phạm Tùng Lâm (SN 2017, trú tại phường Đông Phong, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu)
11; Trần Mỹ Đinh (SN 1967, trú tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang)
12; Lò Văn Vinh (SN 1999, trú tại xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu)
13; Đèo Thị Nguyệt (SN 1949, trú tại phường Đoàn Kết, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu).
Bị thương:
1; Trần Bình (SN 1983, thường trú tại Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
2; Trần Thu Hường (hiện đang công tác tại công môi trường đô thị huyện Mường Tè, Lai Châu).
3; Cháu Nguyễn Thu Hà (SN 2012, trú tại TP. Lai Châu).
Cường Ngô

 


Bình luận về bài viết này

TNGT thảm khốc khiến 13 người chết ở Lai Châu

TNGT thảm khốc khiến 13 người chết ở Lai Châu
Hiện trường tai nạn.
Cơ quan điều tra xác định, tài xế xe bồn sai kỹ thuật trong lúc đổ dốc gây ra vụ tai nạn giao thông (TNGT) lúc 09:20 sáng 15-09-18 khiến 13 người chết ở Lai Châu.
Tối 19.9.18, đại tá Nguyễn Văn Luy, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Lai Châu cho biết, cơ quan điều tra đã có kết quả ban đầu nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông khiến 13 người chết ở cầu Tiêu Bính (thị trấn Tam Đường, Lai Châu).
Công an xác định, do tài xế xe bồn khi xuống dốc đã thao tác không đúng kỹ thuật dẫn đến phanh mất hiệu lực. “Khi kiểm tra, số xe bồn đang ở 0 (mo), cần số đang nằm ở cửa số 8 (tức chưa vào số). Tại ghế của lái xe và phụ xe khách có dây an toàn, nhưng chưa xác định được có sử dụng hay không?
Đại tá Nguyễn Văn Luy cho biết, kết quả kiểm tra camera giám sát hành trình do Sở Giao thông – Vận tải Lai Châu cung cấp cho thấy, trước lúc va chạm, xe bồn có tốc độ 109 km/h và ôtô khách là 51 km/h. Trên xe khách có 15 người và xe tải có 1 người.
Lái xe khách và xe bồn đều có đủ bằng lái còn thời hạn kiểm định và thời gian sử dụng để điều khiển phương tiện xe khách, xe tải.
Cụ thể, lái xe tải có giấy phép lái xe hạng C và lái xe khách có giấy phép lái xe hạng E.
Trước đó, Lao Động đưa tin khoảng 9h30 sáng 15.9, tại Km 57+561 trên tuyến QL4D qua thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, giữ xe bồn biển kiểm soát 24C – 063.76 và ôtô khách 16 chỗ biển kiểm soát 25B – 000.88.
Hậu quả, vụ tai nạn làm cả 2 phương tiện rơi xuống suối sâu có nhiều đá tảng khiến 13 người chết (trong đó có 2 lái xe), 3 nạn nhân bị thương nặng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Cường Ngô

 


Bình luận về bài viết này

Giọt người ở vũng mây núi Tủa Sín Chải

Giọt người ở vũng mây núi Tủa Sín Chải
Copy từ https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/giot-nguoi-o-vung-may-nui-tua-sin-chai-563718.bld , tác giả: Hoàng Việt Hằng ; đã đăng ngày 18/06/2016 | 07:21
Tủa Sín Chải cao chót vót trên ngọn núi cùng tên và ngọn núi Khỉ xưa kia chỉ có khỉ mới hay leo tới. Một bản biên giới trăm phần trăm người H’Mông, chân núi nằm nghiêng bên dòng sông Đà, còn những đỉnh núi cao nhất của huyện Sìn Hồ Lai Châu.
Mây ở đỉnh núi Tủa Sín Chải.
Đến đây phải vượt qua những dốc nín thở, dốc cua tay áo là trải nghiệm những phút giây thót tim; nhưng mây và núi, đầm Tê Giác trắng huyền thoại vẫy gọi tôi đến đây để gặp giọt tình người. Sống với ánh đèn tiết kiệm điện mờ mờ là những bao tải lúa, bao tải ngô và bếp thì luôn luôn chất đầy củi. Với người H’Mông cái bếp như trọng tâm của ngôi nhà. Bếp lửa là nơi ông bà con cháu ngồi quây bên nhau bàn chuyện làm nương và trồng màu. Có nhà trẻ con đi học bán trú, bố mẹ đi làm nương, cửa nhà, xe máy không khóa, họ bỏ đó đi làm thôi, cẩn thận hơn họ chốt lại vài khúc củi, thay khóa.
“…Ở đây không có trộm cắp vào nhà đâu”, Phó công an Giàng A Đông bảo vậy. Nhà ở đây không cần khóa cửa, mà chợ cũng không ai bán khóa. Không có ai mua khóa. Xe máy vứt đó lúc nào đi thì đi, cả gà lợn cũng thế, không ai lấy của ai.
Sống ở một nơi, sớm ra là mùa đông, buổi trưa là mùa hè, về tối mùa thu, có thể nói bốn mùa có trong một ngày.
Nơi duy nhất có một trạm xá, có bản cao nhất còn cách bản Tủa Sín Chải 18 cây số. Đấy mới là nơi đường chỉ có chó chạy, khó đi và không có điện. Ở đây giơ tay là có cảm giác chạm tay vào sao trên trời.
Leo núi với tôi, Phó công an xã Giàng A Đông chỉ cho tôi chiếc khăn lụa màu nâu sậm kia là chính con sông Đà, lên đến đỉnh núi Khỉ thì con sông càng bé như chiếc khăn vo lại. Ở đây chỉ trồng lúa một vụ. Đời người như ông Giàng Phá Vừ hai lần nhìn thấy tuyết rơi, anh con trai thứ Giàng Xuân Hương – Phó Bí thư Đảng ủy xã nhìn thấy tuyết rơi một lần, tuyết rơi xong để lại những cánh rừng khô lá và xơ xác cành. Cả một triền rừng Tủa Sín Chải chìm trong sương, buổi trưa mới thấy lá trên ngọn có nắng. Đang là mận, rừng cũng có mận và lưng núi cũng mận. Mận trên này cho không, tha hồ ăn, mùa moóc coọc đầy quả bán không ai mua.
Những loại cây lá ăn được, như món ăn rau lá ngón trắng mời thực khách đến chơi nhà. Rau cải nấu canh tiết lợn. Và chủ nhà ăn trước để lá ngón trắng ăn vào mà không làm sao. Món dạ dày lá lách, bát xách tổ ong, không ngâm nước gạo cho trắng mà để đen nguyên, ăn vào nhần nhận đắng, và xem đó là một thứ thuốc chữa bệnh, và măng chua thì muối hoặc luộc đều ngon. Có món gì ngon họ đem ra mời khách cả. Rau trong vườn nhổ bạt đi để khách ăn rau cho thích. Rượu ngô nâng chén từng người thay nhau bắt tay và thay nhau rủ rỉ. “Chẳng mấy khi cô lên đến núi Khỉ, bản cháu cao và đi rất khó đi. Không rõ cô còn lên với bản chúng cháu nữa không, không ngại đường sá, lần sau cháu đưa cô đi rừng. Lần này ta đi hang và đi núi. Hang Rêu”.
Ôi chả có gì ngoài rêu và nhũ đá, thế mà cậu Giàng A Sin đi tiền trạm trước, nhỡ hang Rêu có con gì thì gây sợ hãi cho cô. Hang leo thang và đu dây như khỉ. Tôi cũng đeo đèn như thợ mỏ và leo cây như khỉ. Hang rêu có nhiều nhũ đá.
Còn núi Khỉ mới cao vời vợi, đường lên núi chỉ nhỏ như hai dấu chân chó chạy. Nhưng vì cảnh đẹp, bọn trẻ vẫn leo lên đây nhìn dải lụa sông Đà như uốn lượn quanh vách núi. Nhìn thấy đỉnh núi Phu Ta Leng cao 3.096m, cao thứ nhì so với núi Phan Xi Păng vừa hoang vu, vừa hiểm trở, và xa nữa là núi Pu Si Lung cao thứ ba (3.076m). Đó là người am tường và đi núi mới chỉ ra cho tôi hay những độ cao chính xác của núi. Có thể người ở núi sống rất sáng và rất trong như câu thơ của nhà thơ Việt Phương “một giọt người rất sáng rất trong”. Câu thơ này hắt lên khi dấu giày của tôi chạm tới vùng sơn cước huyền bí này.
Hoàng Việt Hằng