thnien008

This WordPress.com site is the bee's knees


Bình luận về bài viết này

Dân Hà Nội được tầm soát ung thư với giá 60 nghìn


Dân Hà Nội được tầm soát ung thư với giá 60 nghìn
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dan-ha-noi-duoc-tam-soat-ung-thu-voi-gia-60-nghin-342255.html ; tác giả : Thuý Hạnh ; đăng ngày 27-11-16 lúc 21 :06.
– Lần đầu tiên Hà Nội có trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá đạt chuẩn quốc tế với sự tham gia khám, chữa bệnh của các giáo sư hàng đầu thế giới.
Chiều nay, BV Xanh Pôn khánh thành trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá Hà Nội. Đây là công trình xây dựng thần tốc, hoàn thành trong vòng 7 tháng, đạt chuẩn quốc tế với số vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ, vào tháng 1/2015, ông có cuộc gặp “định mệnh” với GS Joe Leroy – chuyên gia hàng đầu thế giới về tiêu hóa tại Pháp.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng các chuyên gia thăm phòng phẫu thuật hiện đại nhất trung tâm
“Tháng 4/2015, tôi là một bệnh nhân được chính bàn tay GS Leroy khám, chữa. GS có một bàn tay như 1 con mắt thứ 3. Và kết quả đó đã thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để đưa những công nghệ này về VN”, ông Chung nói.
Trước đề nghị của Chủ tịch Hà Nội, GS Leroy đã nghĩ phải cần ít nhất 1 vài năm mới thực hiện được. Tuy nhiên chỉ 2 tháng sau đó, bản thiết kế cùng kế hoạch hợp tác đã hoàn tất.
GS Leroy sau đó đã có 9 lần sang Hà Nội để khảo sát, bàn bạc, tư vấn xây dựng cũng như giảng dạy, phẫu thuật cho các bệnh nhân tại VN.
GS cũng cho biết, tới đây ông sẽ mời thêm 12 GS là những chuyên gia y tế hàng đầu tại các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc, Singapore… cùng tới trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá Hà Nội để khám, chữa bệnh và chuyển giao các kĩ thuật mới nhất, định hướng đưa phát triển thành trung tâm hàng đầu về tiêu hoá mang tầm quốc tế.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, để đi vào vận hành, TP đã cử 23 lượt bác sĩ sang Pháp học theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Riêng các chuyên gia từ Pháp sang VN, được ưu tiên cấp visa trong vòng 5 năm.
“Ngay trong một vài ngày tới, thành phố và sẽ ký kết hợp tác toàn diện giữa y tế Paris với y tế HN, trong đó có chuyển giao công nghệ khám, phát hiện, các bệnh lý để chữa, điều trị cho các thai nhi từ tuần thứ 26 trở lên”, ông Chung nói.
Trung tâm kĩ thuật cao đặt cạnh cổng bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: T.Hạnh
Chủ tịch TP.Hà Nội cũng thông báo, đã mua được hệ thống tầm soát ung thư đường tiêu hoá của Nhật.
Theo đó trung tâm sẽ tầm soát, chẩn đoán, phòng ngừa tất cả các bệnh nhân từ 40 tổi trở lên tại Hà Nội với giá 63.000 đồng, trong khi mức giá tại Singapore là hơn 300 nghìn đồng, tại Mỹ là gần 600 ngàn.
“Với công suất 320 test/h, với 1,5 triệu dân trong độ tuổi 40-65 tuổi, trong 5 năm tới thành phố có thể phòng ngừa được 5.000- 10.000 người không bị mắc ung thư mỗi năm và hàng nghìn người sẽ được cứu chữa kịp thời”, ông Chung chia sẻ.
Phòng mổ hội chẩn quốc tế từ  xa
Trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá HN được thiết kế 12 phòng khám bệnh, 10 buồng bệnh, 3 phòng mổ với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay.
Trong đó có 01 phòng mổ tích hợp có đầy đủ hệ thống camera truyền hình có thể kết nối và hội chẩn quốc tế; hệ thống mổ nội soi hiện đại nhất thế giới có độ phân giải 4K…
Hà Nội kỳ vọng khi trung tâm đi vào hoạt động sẽ giảm số người bệnh phải ra nước ngoài chữa trị (hiện hơn 40.000 người mỗi năm).
Thúy Hạnh


Bình luận về bài viết này

Đám cưới con trai anh Bảy Phú Lâm

Đám cưới con trai anh Bảy Phú Lâm
Anh Bảy Phú Lâm tên là Trần Tấn Thu (con ông Trần Tấn Thế và bà Đoàn Thị Minh) trước ở cùng cha mẹ ở đường Tân Hóa, Phú Lâm ( gần cầu Ông Buông và trường THPT Mạc Đĩnh Chi) nên ghép thứ và địa danh thành ” Bảy Phú Lâm”.
Ông Trần Tấn Thu, Bà trần Thị Kim Hồng, 121 Lý Chiêu Hoàng,P10,Q6,TPHCM.
Ông Dương Tấn Xương, Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, 276A Khóm 4,Thị Trấn Lai Vung, Lai Vung, Đồng Tháp.
Trân trọng báo tin Lễ Tân Hôn của con chúng tôi là:
Trần Tấn Lực, Quý nam
Dương Thị Thùy Trang, Trưởng nữ
Hôn lễ được cử hành tại tư gia vào lúc 11 giờ 30 ngày 10 tháng 12 năm 2016 (Nhằm ngày 12 tháng 11 năm Bính Thân).
Trân trọng kính mời Chú Thím Niên vui lòng đến dự buổi tiệc rượu chung vui cùng gia đình chúng tôi tại:
Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Đại Hỷ PaLace, 156 Lý Chiêu Hoàng, P10,Q6,TPHCM, vào lúc 18 giờ 00 ngauyf 10 tháng 12 năm 2016 (Nhằm ngày 12 tháng11 năm Bính Thân).
Sự hiện diện của Chú Thím là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi.
Đón khách: 18 giờ 00; Khai tiệc: 19 giờ 00.
Kính mời !


Bình luận về bài viết này

Stephen Hawking lần nữa cảnh báo siêu AI là mốc diệt vong của loài người


Stephen Hawking lần nữa cảnh báo siêu AI là mốc diệt vong của loài người

(Copy từ http://khoahoc.tv/stephen-hawking-lan-nua-canh-bao-sieu-ai-la-moc-diet-vong-cua-loai-nguoi-76046 ; đã đăng ngày 22-10-16  trong mục Công nghệ; nguồn: Theo Tri Thức Trẻ.)
“Chúng ta không thể dự đoán được rằng trong tương lai chúng ta sẽ đạt được gì, khi mà chính não bộ của chúng ta sẽ được cường hóa bằng trí tuệ nhân tạo”.
Giáo sư Stephen Hawking đã cảnh báo với loài người rằng, việc tạo ra một trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ là một con dao hai lưỡi” hoặc là nó sẽ là điều tuyệt vời nhất, hoặc là nó là điều tệ tại nhất từng xảy đến với nhân loại”. Tuy nhiên, ông vẫn có lời khen gửi tới những viện nghiên cứu khoa học đang ngày đêm tận tụy cống hiến cho nền văn minh này, khám phá những chân trời mới của trí thông minh nhân tạo. Hawking gọi đó là “điểm quan trọng trong lương lai nền văn minh của giống loài chúng ta”.
Nhà vật lý học nổi tiếng này đã phát biểu tại màn mở đầu của sự kiện Tương lai của Trí tuệ, một sự kiện được Đại học Cambridge tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Leverhulme. Tại đó ông đã trả lời những câu hỏi mở về tốc độ phát triển chóng mặt của ngành nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
Giáo sư Stephen Hawking tại sự kiện Tương lai của Trí tuệ.
Giáo sư Stephen Hawking tại sự kiện Tương lai của Trí tuệ.
“Suốt một thời gian dài chúng ta đã bỏ thời gian ra để nghiên cứu về lịch sử nhưng thực chất, đa phần là ta học về lịch sử của sự ngu dốt”, giáo sư Hawking nói. “Nhưng ta đã có một sự thay đổi đáng có, ta đã đang nghiên cứu về tương lai của trí tuệ”.
Dù Stephen Hawking cảnh báo thế giới về mỗi hiểm họa tiềm tàng, về thảm họa diệt vong nằm trong chính những hệ thống siêu trí tuệ nhân tạo có một ý chí riêng, nhưng ông cũng không ngần ngại tán dương những mặt tốt mà việc nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo mang lại.
“Những lợi ích tiềm năng của trí tuệ nhân tạo là cực kì lớn“, ông nói. “Chúng ta không thể dự đoán được rằng trong tương lai chúng ta sẽ đạt được gì, khi mà chính não bộ của chúng ta sẽ được cường hóa bằng trí tuệ nhân tạo. Có lẽ với những công cụ của thời đại mới này, chúng ta sẽ đảo ngược được những thiệt hại mà chính chúng ta gây ra cho thế giới tự nhiên. Và khi đó, chắc chắn ta sẽ hướng tới việc xóa sổ hoàn toàn bệnh tật và nghèo đói”.
“Mọi khía cạnh trong cuộc sống con người sẽ thay đổi. Ngắn gọn lại, thời điểm chúng ta thành công trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo, đó sẽ là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nền văn minh loài người”.
Ông Huw Price, giám đốc trung tâm tổ chức sự kiện và Bertrand Russell, giáo sư triết học tại Đại học Cambridge đã bày tỏ rằng sự kiện này liên quan một phần tới Trung tâm Nguy cơ ảnh hưởng tới Tồn tại của con người cũng thuộc Cambridge. Trung tâm ấy đã gọi buổi trò chuyện này là buổi họp báo “Nghiên cứu Kẻ hủy diệt”, bày tỏ lo lắng chung về những vấn đề lớn mà con người gặp phải khi phát triển trí tuệ nhân tạo.
Ông Huw Price.
Ông Huw Price.
“Chúng tôi đã cố gắng tránh xa và triệt tiêu những “meme” liên quan tới kẻ hủy diệt”,ông Price nói. “Nhưng cứ như chính những kẻ hủy diệt vậy, chúng vẫn cứ hồi sinh và quay lại ám ảnh chúng tôi”.
Không chỉ những trung tâm như vậy mới vừa đưa ra những lời cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng của một trí tuệ nhân tạo và cũng vừa nhắc tới những tiềm năng của nó. Nhiều kĩ sư đầu ngành khác cũng bày tỏ những quan điểm như vậy về vấn đề này, trong đó có Elon Musk.
Họ đều thấy được rằng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong tương lai nhưng cũng đều cảnh báo rằng, rất có thể thời điểm đó cũng là thời điểm kết thúc của con người.
Cập nhật: 22/10/2016  ; Theo Tri Thức Trẻ


Bình luận về bài viết này

6 “chiêu” trị nhức lưng, mỏi cổ

6 “chiêu” trị nhức lưng, mỏi cổ
Copy từ báo Tuổi Trẻ ( báo in) ngày 12-11-16, trang 14, mục Sống khỏe; tác giả ; TS.BS Trần Bá Thoại (Ủy viên BCH Hội Nội tiết VN).
Ngoài các triệu chứng mỏi vai, mỏi cổ, mỏi lưng, người làm việc văn phòng còn có các triệu chứng mát bị khô, rát mắt, chói sáng, nhìn mờ, da khô và bị dị ứng, mất nước, khô rát , giảm sức đề kháng. Người làm việc văn phòng còn ” dính” các bệnh như đau đầu, căng thẳng thần kinh (stress), viêm loét dạ dày mãn tính, trĩ, suy tĩnh mạch …
Để tránh mỏi cổ
Để tránh mỏi cổ, nên xoay người, cổ ở nhiều tư thế trái, phải, trước, sau … cứ mỗi tiếng làm việc.
Để tránh hội chứng ống cổ tay
Để tránh hội chứng ống cổ tay nên ngồi với tư thế ngay ngắn, tay và vai không được “treo” lơ lửng mà phải có điểm tựa để giảm áp lực lên các ngón tay . Tự mát-xa tay và vai khi có thời gian rảnh rỗi.
Để tránh khô mắt
Để tránh khô mắt nên để máy tính cách xa mắt ít nhất 70 cm, ánh sáng phòng làm việc phải tương đồng với ánh sáng màn hình. Sau 30 – 60 phút làm việc nên hướng mắt nhìn “thư giãn” ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn xuống phía dưới. Hiện nay, các BS nhãn khoa thường khuyên sử dụng “nước mắt nhân tạo” để giảm khô mắt.
Katrin
Để tránh khô và dị ứng da
Để tránh khô và dị ứng da nên uống đủ nước cần thiết. Sử dụng kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da. Tránh những tiếp xúc không cần thiết với văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, hóa chất… Tránh vi sóng, bức xạ từ: không ngồi sau màn hình máy tính, không sử dụng quá mức cần thiết các thiết bị có phát vi sóng, từ tính. Học người Nhật: đặt một cây cảnh nhỏ như xương rồng dưới bàn để hút bớt lượng bức xạ phát ra.
Người làm việc văn phòng thường phải làm việc với cường độ cao, áp lực lớn, tình trạng va chạm, căng thẳng nhiều, nên cần chú tâm thư giãn, có giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống.
A girl at Tonle Sap lake.
A girl at Tonle Sap lake.A girl at Tonle Sap lake.
A girl at Tonle Sap lake.
TS.BS Trần Bá Thoại (UV BCH Hội Nội tiết VN)


Bình luận về bài viết này

Người đẹp tài danh nuôi con 4 tình địch, cuối đời gửi thân cõi Phật

Người đẹp tài danh nuôi con 4 tình địch, cuối đời gửi thân cõi Phật

( Copy từ http://baophapluat.vn/xa-hoi/nguoi-dep-tai-danh-nuoi-con-4-tinh-dich-cuoi-doi-gui-than-coi-phat-304501.html ; tác giả: Sao Chi – Thu Hồng; đã đăng ngày 10-11-16 lúc 17:24.)
(PLO) -“Một cuộc đời buồn, một giọng ca buồn, ca những bài buồn và khóc thật cho những vai diễn vận vào trong cuộc đời buồn của mình” là chân dung nghệ sĩ Út Bạch Lan – nữ hoàng sân khấu cải lương số 1 Miền Nam những năm 60-70 thế kỉ trước.
Người đẹp tài danh nuôi con 4 tình địch, cuối đời gửi thân cõi Phật

Nụ cười nhân hậu của Út Bạch Lan
Hơn 80 năm trong cuộc đời đầy hào quang và nước mắt, Má Út đã vất vả nuôi 4 đứa con rơi của chồng, cùng gần 20 người con nuôi nhưng cuối đời lại hiu quạnh. Tới lúc này, Bạch Lan đã mang những đau khổ, bi ai và hạnh phúc của cuộc đời về bên kia thế giới.
Ở Việt Nam, Bạch Lan là nữ nghệ sĩ hiếm hoi có danh xưng là Má, được giới nghệ sĩ quý mến, thần tượng gọi là “Má Út”, “Má Bạch Lan” bởi tài năng và sự đức độ của “sầu nữ” một thời. Năm tháng có làm phôi pha nhan sắc trẻ trung nhưng Bạch Lan vẫn đẹp, giọng nói ngọt ngào mà đối với bất cứ ai, dù già hay trẻ Má vẫn dịu dàng dạ vâng và xưng bằng Út với người đối diện.
Từ khi còn trẻ cho tới những năm tháng cuối đời, nữ hoàng sân khấu một thời vẫn sống ở căn hộ nhỏ trong chung cư yên tĩnh trung tâm TP HCM cùng với những người em dâu góa phụ, cùng những cháu, đứa con nuôi. Nhưng với má Út “chỉ nhiêu thế cũng đủ ấm lòng”.
Hào quang “Sầu nữ”
Út Bạch Lan từng nói “Đời má sinh ra đã buồn, khi mới 2 tuổi thì mẹ cha má chia tay nhau”. Kể từ đó, cuộc đời của Út Bạch Lan bắt đầu bằng những tháng ngày cơ khổ, sống lang thang, tạm bợ cùng mẹ làm mướn ở chợ Bình Tây – Sài Gòn. Rồi sau đó nhờ giọng ca ngọt, Út Bạch Lan và mẹ hát rong hát dạo sống nhờ vào những đồng tiền lẻ bố thí của khách qua đường.
10 tuổi, mẹ con Út Bạch Lan gặp một người đàn bà cũng không chồng nhưng có 1 đứa con trai mù sau này chính là Tay đàn đệ nhất Nam bộ – Văn Vĩ. Hai người mẹ đơn thân, hoàn cảnh khốn khó như nhau quyết định kết nghĩa chị em, dựa nhau sống qua ngày ở cái chợ Bình Tây.
Văn Vĩ hơn Út Bạch Lan 4 tuổi và bị mù nhưng lại đờn guitare cổ nhạc rất giỏi. Vì vậy mỗi khi rảnh rỗi là Văn Vĩ lại đàn cho Út Bạch Lan hát. Bé Út lại học hát theo băng đĩa nên tiến bộ rất nhanh. Người ta không ngớt khen Văn Vĩ đàn giỏi, bé Út hát hay.
Ngày hai anh em đi hát dạo ở Chợ Lớn ra tới Chợ Bến Thành rồi tới tối lại về mấy cái sạp bàn ghế ngoài chợ trải báo ra ngủ tạm. Sau rồi mấy má con Út Bạch Lan, Văn Vĩ được người ta thương, cho cất cái nhà mái lá ở khu Đầm Sen bây giờ ở tạm để “dạy ca”. Từ đó, cuộc đời Út không phải lang thang đầu đường xó chợ xin tiền nữa.
Nhan sắc thời trẻ của Út Bạch Lan
Vài tháng sau, giọng ca bé Út tới tai Cô Năm Cần Thơ, cô Năm đã đưa lên Đài Phát thanh hát. “Bẵng đi 1 năm nữa thì ông Thành Công có đài Pháp Ái biết “có con nhỏ ca hay, anh đờn em hát”, nên đỡ đầu cho lên đài của ông hát.
Út Bạch Lan nhớ khi đó: “Út lùn lắm nên mọi người cứ quen miệng gọi là Út lùn nên ông Thành Công mới gạt đi: đi ca mà gọi Út lùn xấu lắm. Thế mọi ngươi xúm vô đặt tên và cái tên Bạch Lan ra đời. Nhưng khi đó mình xin thêm cho cái tên Út – là cái tên má mình ở nhà hay gọi và cũng là cái tên của nghệ sĩ thần tượng Út Trà Ôn mà ghép vô thành cái tên Út Bạch Lan” .
Vậy là từ một cô bé lùn đi hát dạo nhận sự bố thí của khách qua đường xó chợ, rồi thành danh ca nhí trên đài Phát Thanh Pháp Ái. Sau đó, Út Bạch Lan được ông bầu Bảy Cang, con của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh cho vô đoàn Đồng Ấu làm chân phụ họa, chạy cờ, làm sai vặt.
Vài tháng sau, Út được đẩy vào chính diện của vở tuồng. Nhưng sau vai diễn ấy, Út Bạch Lan bị người ta nảy lòng ghen ghét, đố kị nên hai má con Út lại dắt nhau về.
Không lâu sau đó, bé Út được đoàn Kim Thanh mời về làm… chân bán vé và múa phụ họa, chạy cờ. Suốt 4 năm sau đó, cô Út phải chịu thử thách làm chân sai vặt, làm múa phụ họa, diễn viên quần chúng.
Với Út Bạch Lan và những người đồng nghiệp cùng thời khi đó thì “việc huấn luyện nghiêm khắc và kĩ càng lắm, chứ không dễ dàng như các em ngày nay. Nghệ sĩ thời đó muốn nổi tiếng là phải có tài năng, khổ luyện thì mới nhận được sự yêu mến của khán giả, nếu không sẽ chẳng bao giờ “ngoi” lên được nổi”.
Nghệ sĩ Viễn Châu – khi này là nhà biên kịch nổi tiếng cho đoàn Kim Thanh cũng là người có công phát hiện và lăng xê tài năng của Bạch Lan bằng vai diễn “đo ni đóng giầy”: một cô bé thất lạc cha mẹ, đi tìm cha mẹ bằng hai câu hát trong vở tuồng “Đời cô Nga”.
Sau đó là cô bé bán bông với lời ca nỉ non: “cô chú ơi mua bông giùm con đi…”, trong vở tuồng “Tình duyên hoa thắm”. Chỉ 2 vai diễn nhỏ vậy thôi nhưng cũng đủ khiến khán giả rớt nước mắt, thi nhau liệng quạt giấy có kẹp tiền lên sân khấu.
“Nhưng mà sự đời… có người không ưa sự có mặt của mình, Út cũng không tiện nhắc lại nhưng có lẽ vì người kia không thích như vậy cũng là thử thách giúp mình cố gắng hơn. Út nhớ khi biết có người không thích thì nghệ sĩ Viễn Châu mới đứng ra bảo vệ: “Tui chịu trách nhiệm con nhỏ này, nếu con nhỏ này làm hư sân khấu, không nên thân thì cứ gọi tui. Nếu mà ở đây còn trọng dụng tui thì tui còn làm, nếu không tui cũng không làm nữa”.
Ông Viễn Châu nói gay gắt vậy thì ban giám đốc và 3 người kia đồng ý cho mình vai nhỏ. Nhưng mà sự thực mình thấy vô cùng áy náy vì trở thành gánh nặng cho ân nhân của mình”, Bạch Lan từng tâm sự.
Phần vì không được trọng dụng, phần vì không muốn Viễn Châu khó xử vì mình nên có người đã giới thiệu Út với bà Bầu Thơ rằng: “Thấy con bé hát hay nhưng không có đất dụng võ”, Thế là Út đã về với đoàn Thanh Minh – Thanh Nga và được vào vai chính thay cho nghệ sĩ Thanh Hương vừa dời đoàn. “Út nhớ đó là vai bi luôn, sáng tập tối hát, mỗi đêm hát 1 tuồng. Hình như là tổ nghiệp thương mình nên vô đó có cơ hội phát triển, bà Bầu Thơ cũng cưng lắm”, má Út kể lại.
Vô đoàn Thanh Minh, Cô Út có điều kiện tạo dựng tên tuổi cho mình. Út Bạch Lan trở thành đào chánh của đoàn Thanh Minh với các tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Hồi Trống Vân Lâu, Lửa Hờn, Đồ Bàn Di Hận, Nhan Sắc Thần Phi… Đặc biệt cái tên của Út Bạch Lan đã gây ấn tượng với khán giả với Tình Tráng Sĩ. Út Bạch Lan bắt đầu được các hãng đĩa Việt Nam, Asia, Tứ Hải, Hồng Hoa mời ký hợp đồng thu thanh.
Khi cái tên của Bạch Lan đã nổi như cồn, được khán giả khắp nơi yêu mến, báo giới nhắc đến thì các đoàn hát tranh nhau mời về. Trong khoảng 3 năm này Bạch Lan liên tục “qua lại” với cả hai đoàn Thanh Minh – Thanh Nga và đoàn Kim Chưởng.
Trong khoảng thời gian này, cô Út may mắn được các người thầy, cô đệ nhất cải lương thời bấy giờ như nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Tám Vân, Kim Cúc đã gọt giũa, đào tạo cho giọng hát và diễn xuất của mình hoàn thiện, vươn đến đỉnh cao. Nhờ tài năng, sắc đẹp đang lên mà sự mến mộ của khán giả dành cho Bạch Lan ngày càng lớn.
Theo đó, cô Út ngày càng được phong những danh hiệu mỹ miều như Nữ hoàng vọng cổ, Đệ nhứt đào thương, Nữ hồng sầu mộng, sầu nữ Út Bạch Lan, Sầu nữ Liêu Trai, Vương nữ Sương Chiều.
Út Bạch Lan cho rằng, quãng thời gian đáng nhớ nhất trong thời hoàng kim của mình là khi còn ở đoàn Thanh Minh. Khi Út Bạch Lan được bà bầu Thơ kết hợp với nam danh ca Thành Được. Đi đâu cái tên Út Bạch Lan cũng được khán giả nhớ tới với các vở tuồng nổi danh như: Nửa đời Hương Phấn, Con Gái Chị Hằng, Ngược Dòng Sông Lỗi, Bóng Chim Tăm Cá, Đêm Vĩnh Biệt…
Nữ nghệ sĩ đâu ngờ sự kết hợp ăn ý trên sân khấu ấy lại làm nên cuộc hôn nhân đình đám nhất trong giới kịch nghệ Sài Gòn lúc bấy giờ. Một cuộc hôn nhân hào hoa nhưng cũng gây nhiều đắng cay nhất cho đời cô Út, cũng như tốn báo mực nhất cho các kí giả bấy giờ và cho tới tận hiện nay.
Nhưng dù thế nào thì với má Út đó những năm tháng huy hoàng của cuộc đời. Với Út Bạch Lan, đó là “duyên phận, má không hề hối hận, không hề oán trách. Đời nghệ sĩ thăng trầm, khó trách. Đời má là thế”.
Thành Được và Út Bạch Lan thuở mặn nồng
Yêu và hận
Nổi tiếng, giàu có, xinh đẹp – đó là nữ hoàng sân khấu Út Bạch Lan. Cuộc sống hào nhoáng của cô gái trẻ đó trở thành mơ ước của không ít người trẻ từ nông thôn tới thành thị ở miền Nam thời đó. Nhưng khi ngẫm lại cuộc đời mình, cô Út lại ước ao có được sống một cuộc đời đơn giản, bình dị mà hạnh phúc bởi cô là người hiểu rõ nhất ý nghĩa 4 từ “Hồng nhan bạc mệnh”.
Trải qua chính thức hai đời chồng và một vài người tình, nhưng rốt cuộc Bạch Lan vẫn cô đơn vò võ một mình khi tuổi vẫn còn trẻ rồi cho tới tuổi già hiu quạnh.
Rất ít người biết về mối tình đầu của Út Bạch Lan với anh Ba Hóa, chủ tiệm may áo dài Hạnh Dung ở đường Bùi Viện. Anh Ba Hóa khi đó đã có vợ nhưng vốn là người lão luyện giang hồ, giỏi chuyện “bướm ong”, lại biết cách săn sóc phụ nữ. Ba Hóa lúc nào cũng cung phụng, đón đưa và trở thành người tài trợ những trang phục lộng lẫy cho Bạch Lan.
Cô Út khi đó chỉ là cô gái mới lớn, đơn thuần, chưa trải đời nên cũng không thoát khỏi được sự cám dỗ của người tình. Cô trở thành người yêu của Ba Hóa, còn phần anh Ba Hóa quyết bỏ vợ để rảnh rang đến với người tình và trở thành người quản lí, đại diện kiêm cả thủ quỹ cho Út Bạch Lan cho tới một ngày Thành Được xuất hiện…
Thành Được khi đó đã có vợ cùng làm chung nghề dưới gánh hát Thanh Cần ở tỉnh Sóc Trăng nhưng ít người biết tới. Khi cả Thành Được và Út Bạch Lan cùng được Bầu Thơ sắp xếp diễn cùng một vở tuồng nổi tiếng mang tên “Nửa đời hương phấn” thì cả hai mới bắt đầu bén duyên nhau.
Thành Được đẹp trai, giọng ca ngọt ngào, sang trọng, tài ăn nói mê hoặc, đã khiến trái tim cô Út Bạch Lan say như điếu đổ. Út Bạch Lan chia tay Ba Hóa, còn Thành Được bỏ vợ để cả hai cùng đến với nhau. Mối tình này của Thành Được và Bạch Lan nhanh chóng làm ồn ào báo chí bởi đây là cuộc hôn nhân có giấy giá thú, hôn thư đầu tiên trong giới cải lương đã làm rình rang báo chí và dư luận miền Nam thời bấy giờ.
Cuộc nhân duyên đẹp của hai danh ca trẻ bậc nhất của sân khấu cải lương bấy giờ trở thành thần tượng của giới trẻ mơ ước. Năm 1961, Thành Được và Út Bạch Lan chính thức kết hôn và chính thức lập nên đoàn hát riêng mang tên Thành Được – Út Bạch Lan cho riêng mình. Gánh hát này chỉ tan rã khi cuộc hôn nhân của họ đường ai nấy đi, để lại bao nuối tiếc trong lòng khán giả yêu mến.
Nhờ nổi tiếng mà Thành Được và Bạch Lan mới có thể đến với nhau nhưng rồi cũng sự nổi tiếng đã trở thành nguyên nhân gián tiếp để cho cặp vợ chồng son trẻ này tan vỡ. Khi trả lời về bóng đen phủ lên cuộc hôn nhân của mình, Bạch Lan nói nửa đùa nửa thật: “Chắc là vì yêu quá nên thành ra vậy”.
Nhưng mà nhiều người trong nghề đều biết rằng sự tan vỡ của cuộc hôn nhân của Thành Được – Bạch Lan nguyên nhân chính ấy là từ sự đa tình, đào hoa của Thành Được mà ra. Kết quả cho những cuộc tình ngoài lề ấy là những người phụ nữ trẻ đẹp lần lượt bế con rơi của Thành Được đến “bắt đền” và nhờ chính vợ của người đã hại đời họ nuôi hộ.
Dù bị phụ tình nhiều lần, nhưng Út Bạch Lan không còn hận Thành Được vì tình yêu của Út dành cho Thành Được và hơn hết là tấm lòng nhân hậu rộng lượng của người đàn bà không con cái yêu thương con rơi của chồng như con đẻ của mình. Với Út Bạch Lan:
“Ông ấy được nhiều cô thương và thương lại cũng rất nhiều người. Tôi vẫn tự nói với mình, tại vì mình thương những điều đó, thì khổ cũng tự mà chịu lấy. Tôi đã chịu đựng bằng những gì mình có thể và người ra đi cuối cùng cũng không phải là tôi. Nhiều người hỏi tôi có hận không, thì như tôi đã nói, tôi không hề hận”.
Nhớ lại quãng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đắng cay cùng Thành Được, Bạch Lan không muốn nói nhiều, bởi duyên đã hết, thì mọi thứ cũng nên khép lại. “Có bao giờ nhìn lại đời mình, má thấy hối hận gì không?”.
Út Bạch Lan cười nhẹ nhàng: “Kiếp trước là nợ ổng cho nên kiếp này trả nợ. Trước kia, Út có buồn nhưng sau rồi Út đã để lòng thanh thản vì mọi việc đã qua, ai cũng biết hết rồi. Chuyện đã qua 50 năm rồi hãy để trôi qua đi khi cái nợ đã hết”.
Khi vẫn còn chung sống với nghệ sĩ Thành Được, Út Bạch Lan đã chấp nhận nuôi 4 đứa con riêng ngoài giá thú của chồng với 4 người phụ nữ từng qua lại với ông.
Sau này, 2 đứa được mẹ đẻ quay lại nhận khi còn nhỏ, 2 đứa con còn lại được nuôi dạy trưởng thành và rất có hiếu với má Út nhưng rồi khi mẹ đẻ họ về xin nhận lại con thì má Út đều “trả” lại hết không một lời oán thán hay điều kiện tiền bạc vì “má muốn mấy đứa đều gọi mình bằng má tới suốt đời thì đó mới là điều quan trọng nhứt của người làm mẹ”.
Nhìn má Út, người ta đều khâm phục sự nhẫn nhịn phi thường và tấm lòng cao cả của Bạch Lan. “Sao má lại có thể cao thượng như vậy” – bao nhiêu người hỏi má câu nói đó. Má cũng chỉ cười: “Mình không sinh được con thì hãy coi con “rơi” của chồng là con của mình. Nay nuôi giọt máu của chồng, cũng là trời cho mình những đứa con, đều như nhau cả”.
Cuộc hôn nhân của Út Bạch Lan kéo dài 5 năm, dù chồng dính “thói hư tật xấu” nhưng má Út vẫn cố gắng duy trì vì theo ý của mẹ đẻ mình. Má bảo: “Dù có ông con rể đa tình nhưng Thành Được lại rất được lòng mẹ vợ:
“Ông ấy có hiếu với má Út lắm, lại khéo nói, rất biết cách nịnh má vợ. Mẹ của Út rất bênh con rể cho nên khi xảy ra bất hòa vợ chồng, má khuyên con gái nên chịu nhịn, bỏ qua lỗi lầm cho chồng. Út trước tới nay làm gì, như thế nào đều nghe lời mẹ nên vẫn cố duy trì cuộc hôn nhân”.
Có nhiều bài báo nói rằng, sau khi biết cái thai của người giúp việc với chồng mình, Bạch Lan đã vô cùng tổn thương vì sự lừa dối của hai người mà má tin tưởng. Thế là má nhất quyết làm đơn ly hôn chồng. Nhưng Bạch Lan đã tâm sự sự thực rằng: “Khi đó Thành Được là người chủ động chia tay, rồi sau đó ổng qua Mỹ”.
Sự tan vỡ của cặp đôi nổi tiếng Thành Được – Bạch Lan đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của báo giới và người hâm mộ. Và sau này, câu chuyện tình đẹp của cặp đôi này vẫn còn được báo chí cất công khai thác nhưng có lẽ ít người nhắc tới cuộc hôn nhân thứ hai của Bạch Lan không lâu sau đó.
Tuy nhiên cái bóng của Thành Được quá lớn trong đời má Út cho nên khi lấy chồng hai, má đã chọn một người đàn ông làm ngoài nghề. Bởi: “Út có quan niệm là người trong nghề phải hơn Thành Được, còn nếu không hơn thì thôi, thà lấy 1 người ngoài nghề”.
Cuộc hôn nhân này cũng chỉ tồn tại được gần 2 năm vì quan điểm sống của hai vợ chồng má Út quá khác nhau, bởi theo như lời Út Bạch Lan thì “Trước khi về ở với nhau, Út có nói với người ấy là: Ở với tui, nếu có khả năng nuôi tui thì nuôi, còn má tui, 2 cháu tui (2 con riêng của Thành Được) thì tui nuôi, chứ hổng được quyền ngó ngang.
Lúc đầu thì họ muốn lấy được mình nên đồng ý nhưng sau đã ở với mình rồi thì không muốn. Trong cuộc đời Út người quan trọng nhứt là má nên Út không muốn ai đụng tới má, có lỗi với má của mình, đi về làm mà ngó ngang ngó dọc má của mình, cháu của mình là Út không có đồng ý”.
Sau 2 lần đò không thành, Bạch Lan nguyện ở một mình phụng dưỡng má và chăm lo cho 2 người con riêng của Thành Được và mấy đứa cháu ruột mà người em trai đã mất để lại cho tới khi tất cả phương trưởng Út lại dựng chồng gả vợ cho từng đứa.
Với gia cảnh, tài năng, sắc đẹp của mình, nhiều người đã thắc mắc lí do vì sao cô Út Bạch Lan không chọn một chỗ nương tựa cho mình khi về già. Má cười hiền bảo: “Dòm đi dòm lại thấy chẳng đâu vào đâu, chỉ thấy mệt mỏi”, Út Bạch Lan ở vậy cho tới cuối đời.
Cả cuộc đời của Bạch Lan cả đời chỉ dành cho người khác, sống vì người khác. Người ta thấy Bạch Lan không con cái, người ta sợ má cô đơn nhưng má lại cho rằng mình không cô độc vì còn đứa em dâu, còn mấy đứa cháu sống vui vầy mấy chục năm dưới một mái nhà. Má Út bảo “đó là cái phần hậu tốt đẹp của má vì bản thân đã làm những điều bản thân không tự thấy áy náy với đời”.
Nghệ sĩ Bạch Tuyết chia sẻ với nỗi đau mất người thân với con cháu cô Út
Gửi thân về cõi Phật
Ở cái tuổi già, Bạch Lan lại gởi đời mình cho Đức phật. Niềm vui của má Út là đi chùa, dắt một số lứa thiếu niên, thanh niên đi theo để cho các em có thể tu tập tốt, làm người tốt. Má cười bảo rằng: “Bọn nhỏ ở tuổi này chưa hiểu hết, chưa đam mê như mình được nên thành ra phải dạy, phải “dụ dỗ” nó. Nhiều khi hát ở chùa, sư thầy cho lộc nhưng mình thấy chùa nghèo quá nên không lấy.
Hôm sau, đi chùa khác có lộc, mình lãnh rồi lên xe nói với lũ nhỏ: “Tiền lộc này má đãi tụi con đi ăn những món chay ngon”. Lũ trẻ thích lắm nên hay thích theo mình đi chùa”.
Hơn 20 năm trước lúc qua đời, Út Bạch Lan ăn chay trường. Má Út theo đạo Phật là từ khi còn bé xíu, nhưng ăn chay thì đó là cái duyên: “Một lần đi diễn, má ăn mặn như mọi ngày nhưng ăn tới đâu là ói ra tới đó. Rồi má khấn trong lòng: “Nếu con ăn mặn mà có ói lần nữa thì cho con ăn chay đi”, thế là lại ói. Tối về má đốt nhang vái Phật. Má ăn chay từ đó luôn”.
Cũng kể từ đó, má Út năng đi chùa, năng làm công quả hơn cho cửa thiền. Dù tuổi ngoài 80 tuổi nhưng má đi hát chùa vẫn khỏe, sáng ở Cà Mau, chiều đã ở Bạc Liêu. Má ở trên xe nhiều hơn ở nhà nhưng mà chẳng thấy ốm đau gì.
Cho nên khi để gặp được má thì khó nhất là những ngày tháng 4 – lễ Phật đản và ngày lễ Tháng 7 – lễ Vu Lan, đó là thời điểm không bao giờ thấy má ở nhà. Má Út bảo: “Giờ đã già nhưng mà mỗi khi hát trên chùa thì thấy vui lắm, chẳng muốn ở nhà. Khi đi hát trên chùa, vẫn có nhiều khán giả lên ôm má khóc nức nở vì khiến họ nhớ tới những chuyện trước kia của mình”.
Nghệ sĩ Kiều Oanh đã từng phải thốt lên rằng: “Đời đào dù thế nào cái nghiệp cũng vận vào thân, nếu không thì cũng vận vào chồng, vào con. Điều ấy không trật đi đâu được”. Câu nói ấy chẳng phải chỉ là đúc kết của cô đào hai lần đò như Kiều Oanh mà cũng là của nhiều người nghệ sĩ trót mang nghiệp “cầm ca”.
Và má Út cũng chẳng phải là trường hợp ngoại lệ. Trải qua bao hư vinh, buồn vui… rốt cuộc, đời má Út cũng gửi vào cửa Phật. Má nguyện phát tâm với đức Phật để mong mỏi một ngày tấm thân gửi vào nơi cát bụi sẽ thoát khỏi bể khổ.
Cho tới bây giờ khi má Út đã không còn, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh má ngồi bên cửa sổ căn phòng nhỏ, ánh mắt má sáng nhưng luôn mang nỗi buồn kín đáo. Má nhẩn nha theo lời ca từ vở cải lương đã làm nên tên tuổi của minh với “ Nửa đời hương phấn” được phát ra từ chiếc đài rè rè cũ đi theo mấy chục năm nay của má: “Số phận con đã không may. Kiếp hoa tàn héo, đọa đày truân chuyên. Tóc xanh gởi lại mẹ hiền. Đời con khép kín cửa Thiền từ đây!”.
Chùa Ấn Quang
Mong rằng ở bên kia thế giới Sầu nữ Bạch Lan sẽ không còn bi ai, cô quạnh…
Sao Chi – Thu Hồng


Bình luận về bài viết này

Toàn văn phát biểu sau bại trận của Hillary Clinton

Toàn văn phát biểu sau bại trận của Hillary Clinton
Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/bau-cu-tong-thong-my-2016/toan-van-phat-bieu-sau-bai-tran-cua-hillary-clinton-3496793.html ; Đã đăng ngày 10-11-16, mục Thế giới > Bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016.
Hillary Clinton kêu gọi mọi người chấp nhận kết quả bầu cử, đồng thời cổ vũ mọi người nỗ lực theo đuổi ước mơ dù có gặp thất bại.
Hillary Clinton phát biểu tại khách sạn New Yorker, Manhattan. Ảnh: Reuters
Hillary Clinton ngày 9/11/16 gửi lời tạm biệt đến người ủng hộ và đội ngũ nhân viên chiến dịch tại khách sạn New Yorker ở Manhattan. Đây là bài diễn văn đầu tiên của bà sau khi thất bại trước Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống. Dưới đây là nội dung bài phát biểu.
Cảm ơn các bạn. Một đám đông rất hồ hởi. Cảm ơn tất cả các bạn.
Cảm ơn rất nhiều vì đã ở đây. Tôi cũng yêu tất cả các bạn. Đêm qua tôi đã chúc mừng Donald Trump và đề nghị làm việc cùng ông ấy vì lợi ích của đất nước.
Tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ là một tổng thống thành công của tất cả người Mỹ. Đây không phải là kết quả chúng ta muốn hay đã nỗ lực phấn đấu. Tôi xin lỗi vì chúng tôi không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này với những giá trị chúng tôi chia sẻ và tầm nhìn chúng tôi đặt ra cho đất nước.
Nhưng tôi cảm thấy tự hào và biết ơn về chiến dịch tuyệt vời mà chúng tôi xây dựng với nhau. Một chiến dịch bao quát, đa dạng, sáng tạo, ngoan cường và tràn đầy sinh lực. Các bạn là những người đại diện tốt nhất cho nước Mỹ, và được là ứng viên của các bạn là một trong những vinh dự lớn nhất của cuộc đời tôi.
Tôi biết các bạn thấy thất vọng như thế nào, bởi vì tôi cũng cảm thấy như vậy, và hàng chục triệu người Mỹ đã đặt hy vọng và ước mơ vào nỗ lực này cũng thế. Nỗi đau này sẽ còn kéo dài.
Nhưng tôi muốn các bạn ghi nhớ điều này. Chiến dịch của chúng tôi không bao giờ chỉ xoay quanh một người hay một cuộc bầu cử. Chúng tôi hướng về đất nước chúng ta yêu thương và xây dựng một nước Mỹ đầy hy vọng, rộng mở với mọi người và hào hiệp. Chúng tôi đã thấy đất nước bị chia rẽ sâu sắc hơn chúng tôi nghĩ. Nhưng tôi vẫn tin vào nước Mỹ, và tôi sẽ luôn như vậy.
Và nếu các bạn cũng thế, thì chúng ta phải chấp nhận kết quả này và hướng về tương lai. Donald Trump sẽ trở thành tổng thống của chúng ta. Chúng ta nên mở lòng và cho ông ấy cơ hội lãnh đạo. Nền dân chủ của chúng ta coi trọng việc chuyển giao quyền lực hòa bình.
Bà Hillary Clinton đọc diễn văn
Chúng ta không chỉ tôn trọng mà còn trân trọng điều đó. Việc này làm nổi bật sự tôn trọng pháp trị; nguyên tắc mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và vị thế; tự do sùng bái và bày tỏ ý kiến. Chúng ta tôn trọng và trân trọng những giá trị này và chúng ta phải bảo vệ chúng.
Tôi muốn nói thêm rằng nền dân chủ của chúng ta đòi hỏi sự tham gia của các bạn, không chỉ mỗi 4 năm, mà là toàn bộ thời gian. Vì vậy, hãy làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy những mục tiêu và giá trị mà tất cả chúng ta trân trọng, đồng thời bảo vệ đất nước và hành tinh. Hãy khiến nền kinh tế có lợi cho tất cả mọi người, không chỉ những người ở tầng lớp thượng lưu.
Hãy phá vỡ rào cản kìm chân bất kể người Mỹ nào vươn tới ước mơ của họ. Chúng tôi đã dành một năm rưỡi để kết nối hàng triệu người từ khắp mọi nơi trên đất nước để cùng cất tiếng nói: chúng tôi tin giấc mơ Mỹ là đủ lớn cho tất cả mọi người, từ mọi chủng tộc và tôn giáo, đối với cả nam giới và phụ nữ, với những người nhập cư, cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) và người khuyết tật. Cho tất cả mọi người.
Tôi rất vinh hạnh khi được đứng đây với tất cả các bạn. Tôi muốn cảm ơn Tim Kaine và Anne Holton – đối tác của tôi trong hành trình này.
Tôi rất vui khi thân thiết hơn với họ và điều cho tôi hy vọng lớn cùng niềm an ủi là ông Tim vẫn đứng vững trên tiền tuyến đảng Dân chủ của chúng ta, đại diện cho bang Virginia tại thượng viện.
Tôi muốn gửi lời đến Barack và Michelle Obama rằng đất nước nợ hai người lòng biết ơn. Chúng tôi cảm ơn hai người vì sự lãnh đạo khéo léo và kiên định đã có ý nghĩa đối với rất nhiều người Mỹ và người dân trên toàn thế giới. Và với Bill và Chelsea, Mark, Charlotte, Aidan, những người anh em và toàn thể gia đình, tôi yêu mọi người nhiều hơn tôi có thể bày tỏ.
Mọi người đã đi lại khắp đất nước, thậm chí cả bé Aidan 4 tháng tuổi cũng đồng hành với mẹ trong các chuyến đi. Tôi sẽ luôn biết ơn những người tài năng và tận tụy tại trụ sở của chúng tôi ở Brooklyn và trên khắp đất nước.
Các bạn đã đổ tâm huyết vào chiến dịch này. Một số người trong các bạn là những người kỳ cựu, đã từng tham gia các chiến dịch khác. Còn đối với một số người, đây là chiến dịch đầu tiên. Tôi muốn tất cả các bạn biết rằng các bạn là đội ngũ tốt nhất một người có thể mong đợi.
Và gửi đến hàng triệu tình nguyện viên, các nhà lãnh đạo cộng đồng, nhà hoạt động và các tổ chức công đoàn, những người đã đến từng nhà gõ cửa, trò chuyện với hàng xóm, đăng trên Facebook – thậm chí cả các trang Facebook cá nhân bí mật để ủng hộ tôi, tôi muốn tất cả mọi người bước ra phía trước và đảm bảo rằng tiếng nói của các bạn được nghe thấy.
Với những người đã đóng góp, thậm chí là khoản nhỏ như 5 USD, đó là động lực giúp chúng tôi vận hành chiến dịch, cảm ơn các bạn. Với tất cả chúng ta và người trẻ nói riêng, tôi hy vọng các bạn sẽ nghe điều này – như Tim đã nói, tôi dành toàn bộ cuộc đời để đấu tranh cho những gì tôi tin tưởng.
Tôi đã gặp thành công và cả thất bại, đôi khi rất đau đớn. Nhiều người trong số các bạn đang trong giai đoạn chập chững trong nghề nghiệp hay sự nghiệp chính trị – các bạn cũng sẽ gặp thành công và thất bại.
Việc thất bại rất đau đớn, nhưng đừng bao giờ từ bỏ niềm tin vào việc chiến đấu cho lẽ phải, vì việc đó đáng để làm.
Vì vậy chúng tôi cần các bạn tiếp tục chiến đấu, hiện giờ và cả suốt cuộc sống sau này. Tôi muốn nhắn nhủ với những người phụ nữ, đặc biệt là những cô gái trẻ – những người đã đặt niềm tin vào chiến dịch này và tôi: Tôi muốn các bạn biết rằng không có gì khiến tôi tự hào hơn là được làm người che chở cho các bạn.
Giờ đây, tôi biết chúng ta vẫn chưa phá vỡ “trần kính” cao nhất và khó khăn nhất, nhưng một ngày nào đó một người nào đó sẽ làm được, và hy vọng việc đó xảy ra sớm hơn chúng ta nghĩ.
Và hỡi những cô bé, đừng bao giờ nghĩ rằng các cháu không đủ quan trọng, mạnh mẽ và xứng đáng với tất cả cơ hội trên thế giới để theo đuổi và đạt được ước mơ của chính mình.
Cuối cùng, tôi rất biết ơn đất nước và những gì đất nước đã trao cho tôi.
Tôi luôn tự hào rằng tôi là người Mỹ, và tôi vẫn tin tưởng sâu sắc rằng nếu chúng ta đứng cùng với nhau, làm việc cùng nhau khi tôn trọng khác biệt của nhau, củng cố niềm tin và tình yêu đối với đất nước này, tương lai tươi đẹp sẽ luôn ở phía trước.
Bởi vì, các bạn biết đấy, tôi tin rằng chúng ta mạnh mẽ khi ở bên nhau và chúng ta sẽ cùng nhau tiến lên phía trước. Và các bạn đừng bao giờ hối hận vì đã đấu tranh cho điều đó. Kinh Thánh đã nói rằng chúng ta sẽ gặt hái thành công nếu kiên trì. Các bạn của tôi ơi, đừng chán chường và mất nhiệt huyết, vì sẽ còn nhiều “mùa vụ” đến và có nhiều việc phải làm.
Tôi vô cùng vinh dự và biết ơn vì đã có cơ hội đại diện cho tất cả các bạn trong cuộc bầu cử này. Mong Thượng đế ban phước lành cho các bạn và nước Mỹ.
Phương Vũ


Bình luận về bài viết này

Suy nghĩ Mãn Thanh-2

Suy nghĩ Mãn Thanh-2
Copy từ http://www.talachu.org/truyen.php?bai=186; tác giả là Trần Vũ đưa lên mạng ngày 13-01-2008. Ở blog này tôi chia thành 2 bài ngắn, đây là bài 2.
Dân Việt thông cảm vua Thành Thái mà ngày lên ngôi báu, xã tắc đã rơi vào tay Pháp. Dân Việt càng nhìn thấy hiệu quả cải tổ cơ chế chính trị, hành chánh, quản trị của Paul Doumer, hiển nhiên nhằm mục đích củng cố chính quyền bảo hộ, tuy vậy, vẫn cho thấy tiềm năng cực kỳ lớn của bán đảo Trung – Ấn mà Đại Nam chiếm 4/5 dân số. Doumer nhanh chóng xây cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng, cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, bưu điện trung ương, công ty điện lực, nâng cấp đê điều, thiết lập tuyến đường xe lửa xuyên Việt và tráng nhựa các quốc lộ. Trong hồi ký, Doumer rất hãnh diện: “… cơ chế mới hoạt động hữu hiệu, đưa đến tình trạng ngân khố cải tiến, cho phép vay vốn từ các ngân hàng châu Âu xuyên qua Ngân hàng Đông Dương, giúp chuẩn y ngân sách xây dựng các công trình lớn khiến dân An Nam thêm thần phục. Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố có điện đầu tiên ở châu Á, chỉ sau Đông Kinh (Tokyo)”. [11]
Dân Việt đóng thuế, trả cả vốn lẫn lãi cho các ngân hàng châu Âu, rồi Ngân hàng Đông Dương, trả lương cho viên chức hành chánh Tây, cả lương bổng của quan lại triều đình Huế còn tại vì, nuôi quân viễn chinh, gửi nông phẩm về mẫu quốc, gửi 84 ngàn lính thợ sang chính quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh chống đế chế Phổ mà vẫn đủ để xây dựng những công trình lớn. Tiềm năng của Đại Nam, như thế, đã có thể đưa quốc gia đến vị trí hùng cường nếu triều Nguyễn sớm biết canh tân, không quá lệ thuộc vào động thái Mãn Thanh, để chọn con đường Nhật Bản.
Trong ba yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà làm nên thăng trầm của một quốc gia, thiên hoàng Mục Nhân, tức Mutsu-Hito, sở đắc hai điều kiện Thiên thời, Địa lợi ngay từ đầu. Địa lợi: Vị trí xa xôi cô lập ở bắc bán cầu của Nhật Bản khiến phương Tây lãng quên một thời gian. Không vì tham vọng đế quốc giới hạn, nhưng để xâm chiếm, cần những trạm trung chuyển làm căn cứ xuất phát mà kỹ nghệ tàu hơi nước vận hành bằng than đá chưa cho phép những thuỷ lộ dài, ở tầm mức lớn, khi phải vận tải nhiều trung đoàn thuỷ binh, nuôi ăn và tiếp tế đạn dược. Để chiếm Nhật Bản, Anh – Pháp với trạm chuyển tiếp châu Phi – Ấn Độ cần thiết lập thêm hậu cứ ở Mã Lai, Đông Dương; trong lúc Hoa Kỳ cần bình định Phi Luật Tân, trạm dừng thứ hai sau Hạ Uy Di. Quân đội Nga hoàng chỉ có thể xuất phát sau khi chiếm giữ Mãn Châu. Tất cả những vùng đất trên, vừa sở hữu, hay còn đang tranh chấp, đều chưa thật sự ổn định như một tiền trạm an toàn của các đế quốc. Chưa kể những cạnh tranh giữa Hoa Kỳ muốn triệt tiêu Tây Ban Nha, Anh – Pháp luôn bất hoà trong mọi đối sách, hai đế quốc Nga – Phổ cùng nhìn ngắm bán đảo Liêu Đông. Và vượt lên trên hết những mâu thuẫn này, là mối lợi Trung Hoa to lớn hơn Nhật Bản mà phương Tây luôn chịu ám ảnh. Trung Hoa, Eldorado của thế kỷ 19, quan trọng hơn Nhật Bản. Địa lợi, do vậy, hãy còn thuộc về Nhật hoàng trong một thời gian ngắn.
Thiên thời xảy đến với vị hoàng đế trẻ tuổi Mutsu-Hito dưới hai hình thức: Thế quyền Mạc Phủ suy vi khi sứ quân Iesada Tokugawa băng hà không có thế tử nối dõi. Hoàng thân Kikuchiyo lên thế vì, dưới niên hiệu Iemochi Tokugawa, thiếu chính danh của huyết thống, nên ít được thần phục. Iemochi Tokugawa nhanh chóng mãn phần để lại một chế độ Mạc Phủ mục rã cho sứ quân sau cùng Yoshinobu bất lực trước những uy hiếp của Âu – Mỹ và cả những chống đối của các lãnh chúa. Tình trạng Nhật Bản giống một triều Lê nhạt bóng Chúa Trịnh. Tuy nhiên, thiên thời này không quyết định. Những soán ngôi, bỏ chính lập thứ, hay phản nghịch thường xuyên xảy ra trong suốt mười thế kỷ Mạc Phủ. Thiên thời thật sự đã phát vang tiếng đại bác cảnh cáo từ các chiến hạm tối tân của phó đề đốc Matthew Calbraith Perry [12] , sau khi đưa tối hậu thư của Hoa Kỳ buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1867 khi Mutsu-Hito đăng quang, vịnh Yédo hãy còn âm vang tiếng đại bác chấn động làm rung chuyển tinh thần Đại hoà của vương quốc Yamato [13] . Tình cảnh thiên hoàng Mục Nhân không khác hoàn cảnh của hoàng đế Tự Đức hay thái hậu Từ Hi. Chiến hạm của hải quân đô đốc Rigault de Genouilly đã bắn phá cảng Đà Nẵng gần như cùng thời gian với Perry [14] . Chiến hạm của Anh – Pháp – Hoa Kỳ nhiều lần khai hoả bắn phá Trung Hoa và Chiến tranh Nha phiến đã bắt đầu. Khác Tự Đức và Từ Hi chỉ nhìn thấy thiên tai, xuống chiếu bế môn toả cảng và bài Tây dương; Mutsu-Hito nhìn thấy thiên thời giúp thâu gom quyền bính về trung ương, giải quyết nạn thuế khoá thất thoát, và hơn thế nữa, thay đổi Nhật Bản.
Theo học thuyết Khổng giáo, lòng dân sẽ đồng thuận khi minh quân xuất hiện, hay ngược lại thiên tử trở thành minh quân khi biết kết hợp lòng dân. Trong lịch sử Nhật Bản, chưa bao giờ một thiên hoàng được sùng bái như thần linh, đã đích thân hiệu triệu quốc dân: Tuyên ngôn của ngày 6 tháng 4-1868, với Đại hiến chương 5 điểm, gần như một lời đặc hứa, cam kết giữa thiên tử với thần dân, canh tân xứ sở không chậm trễ. Hơn một hiến chương, hơn một đặc hứa, gần như một khế ước, một hợp đồng giữa triều đình và dân chúng. Một bên ra sức, một bên nỗ lực cải cách. Để giữ cho lời đặc hứa là một lời thật, Mutsu-Hito huỷ bỏ phân chia giai cấp xã hội, huỷ bỏ thể chế phong kiến, huỷ bỏ đặc quyền đặc lợi của sứ quân, lãnh chúa, và của cả giai cấp Samourai cảnh vệ của quyền lực. Đại hiến chương khai sinh ra quốc hội Nhật Bản, với thượng viện và hạ viện, do dân bầu ra để tránh tình trạng các lãnh chúa Damios sẽ ngự trị ngành lập pháp, mà thiên hoàng cam kết sẽ giữ cho mọi quyết định quốc gia mang tính chất phi đảng phái. Mutsu-Hito còn cam kết sẽ từ bỏ quyền thống trị tuyệt đối hầu xây dựng nền tảng quân chủ lập hiến.
Lịch sử thế giới đã bất ngờ chứng kiến dân Nhật đứng sau lưng thiên tử. Kể cả các sứ quân, lãnh chúa và Samourai. Dân tộc Nhật đã nhìn thấy hiểm hoạ mất nước, đã nhìn thấy nguy cơ trở thành nô lệ nhục nhã. Nhưng ở đây lòng ái quốc không đủ giải thích. Chính sự từ bỏ đặc quyền của giai cấp thống trị, công nhận quyền tham gia việc nước của toàn dân, và để bảo đảm quyền lợi này, một hiến pháp dân sự do dân chúng chuẩn y đã đem đến hy vọng và niềm tin của toàn dân vào khả năng thay đổi thực sự của tổ quốc. Sức mạnh của Mutsu-Hito là biết từ bỏ sức mạnh cai trị bằng quyền bính ngay sau khi thâu lại quyến bính từ sứ quân. Mutsu-Hito cai trị với đồng thuận của toàn dân. Một sức mạnh sẽ đánh tan hạm đội Bắc hải của Nga hoàng trong chiến thắng sấm sét Đối Mã [15] .
Kể từ đây, Nhật Bản đi vào kỷ nguyên Minh Trị khai sáng. Nếu thảm bại Đệ nhị Thế chiến chấm dứt giấc mơ đế quốc của dân tộc này, công cuộc duy tân vẫn đem đến kết quả lâu dài. Thành công của chương trình hiện đại hoá nước Nhật nằm trong việc hiện đại hoá trước tiên thể chế chính trị, trước khi công nghiệp hoá toàn quốc. Chính cải tổ chính trị đã cho phép nối kết ba yếu tố Minh quân, Lòng dân, Bản sắc dân tộc thoả mãn điều kiện Nhân hoà.
Trường hợp Mãn Thanh khác hẳn. Giải thích thất bại của các phong trào Tự cường, Tân chính, các đề xuất Bách nhật duy tân, hay dự án Lập hiến, sử gia Pierre Renouvin đưa ra nhiều nguyên nhân: Cấu trúc xã hội Mãn Thanh xây dựng trên cơ cấu tổ chức nhà Minh không còn thích ứng một khi biên cương trải rộng, với số dân tăng gấp ba, mà số quan lại trên dưới một trăm ngàn không đủ cai quản, cũng như tính chất tự trị của các châu, tỉnh, thành và ở các đặc khu trên cả hai mặt quân sự và tài chánh đã khiến việc thi hành các đạo dụ của cung đình kém hữu hiệu. Việc chính quyền Từ Hi khó khăn kiểm thuế, không đủ ngân sách tân trang hạm đội Bắc Dương, cho thấy guồng máy trung ương vận hành ít hiệu quả.
Chung thuỷ với lý thuyết “Bản chất dân tộc đặt để tính chất quốc gia”, Renouvin quy kết phần lớn trách nhiệm thất bại canh tân vào bản sắc Trung Hoa:
“… Khối đông dân chúng nghi kỵ ngoại nhân, đồng thời khinh khi, tuy thừa nhận tính ưu việt kỹ thuật; dân Hán ý thức sở hữu một nền văn hiến nhiều ngàn năm của một đế quốc trung tâm từng đạt đến những thời kỳ rực rỡ mà không một nền văn minh Tây Âu nào sánh kịp. Nếu chính quyền Mãn Thanh thường xuyên ra các bố cáo gọi kiều dân phương Tây là Rợ, phải chăng vì hiểu đang thoả mãn lòng tự kiêu của dân tộc này? Hiển nhiên ban đầu dân Nhật có cùng thái độ, chung những nghi ngại, khinh bỉ, nhưng đã nhanh chóng gạt bỏ định kiến, ít ra ở bề mặt. Nhưng dân Trung Hoa gắn bó với truyền thống cổ xưa hơn Nhật Bản, Khổng giáo đã dạy dân Hán xem thường các tiến bộ kỹ thuật vì chỉ là một hình thái vật chất tầm thường, cốt lõi của triết lý sống nằm ở khả năng gìn giữ bản thể nội tại. (…) Giai cấp quan lại phong kiến thù hằn tất cả những canh tân dưới áp lực của ngoại nhân phải thi hành ở Trung Hoa. Đây cũng là sự khác biệt bản chất với Nhật Bản mà cách mạng duy tân do giai cấp võ sĩ trung gian thực hiện. Ngược lại, giới quan lại Trung Hoa đóng kín cửa trước các tư tưởng cải cách. Nền giáo dục và học vấn khuyến khích trí thức tôn sùng truyền thống, như đã tôn sùng các bậc hiền triết. Bổng lộc cá nhân cũng đã khiến các quan chức không muốn thay đổi cơ chế; vì dưới chính quyền Mãn Thanh, viên chức hành chánh không bị giám sát hoặc thanh tra, cho phép tư lợi khá dễ dàng. Tất cả những biện pháp cải cách nhằm giúp hệ thống thêm hiệu quả đều đe doạ mối tư lợi này. Cung đình Mãn Thanh, rút cuộc, trở nên bảo thủ và thụ động.” [16]
(Pierre Renouvin, La stagnation de la Chine, 1947)
60 năm sau khi Câu hỏi Viễn Đông xuất bản, đọc lại chương Sự tù đọng Trung Hoa, dân Việt cảm giác đang xem những trang sử cũ triều Nguyễn. Cùng một ao tù tri thức, cùng một khước từ canh tân của giới hủ nho. Tuy nhiên, nếu phán xét của Renouvin không sai, kinh nghiệm sống thực của dân Việt cho thêm cách nhìn khác: Không phải triết lý của Khổng Tử ngăn cản duy tân. “Lòng trung quân ái quốc” xây dựng trên nhân sinh quan Khổng giáo vẫn hiện hữu tại Nhật Bản cho đến tận bây giờ và chính khái niệm này thúc đẩy dân Nhật hỗ trợ thiên hoàng canh tân. Khổng giáo với thang giá trị Quân, Sư, Phụ đã ứng nghiệm tuyệt vời tại Nhật. Như vậy, vì sao thất bại tại Đại Nam và Trung Hoa? Đây mới thực sự là Câu hỏi Viễn Đông.
Hình ảnh một thái hậu Từ Hi chuyên quyền, tàn ác, hình ảnh một hoàng đế Tự Đức, tuy nhân từ, dành nhiều thời gian chăm sóc lăng tẩm của chính mình thay vì lo việc nước đang rối ren khi thuỷ binh Pháp xuất hiện, đã phá huỷ giá trị Quân vương. Dân Việt, cũng như dân Trung Hoa, còn khám phá kiến thức của các bậc thầy, từ đồ nho đến viện sĩ, được xem uyên thâm, tụt hậu so với phương Tây. Giá trị phá sản. Còn lại Phụ, vẫn được kính trọng, vì Phụ nuôi dưỡng huyết thống, vì Phụ giữ được lòng ái quốc cho con, nhưng Phụ bất lực trước thời thế. Cả hai dân tộc Hoa – Việt đánh mất phương hướng, đánh mất mục đích phục vụ, cho ai, cho Từ Hi độc ác, hay cho vẻ đẹp nên thơ của những cánh sen hồng phấn trong hồ Lưu Khiêm của Tự Đức? Cả hai dân tộc Hoa – Việt trở nên thụ động vì thang giá trị của Khổng Tử biến mất ở hai quốc gia này.
Thất bại canh tân của Mãn Thanh chủ yếu nằm trong chính sách phân biệt thứ hạng công dân. Kể từ khi Đại Thanh quốc chính thức thành lập, các hoàng đế Mãn Thanh thay nhau duy trì vị thế độc tôn của tộc Mãn. Lập ra Quân Cơ Xứ, cơ quan an ninh theo dõi và giám sát nhân sự. Các đề bạt, đặc cách, tuyển mộ, đều phải thông qua Quân Cơ Xứ. Quân đội Mãn Thanh cũng phân chia kỳ binh chủ lực, xây dựng trên các đội kỵ binh thuần Mãn tộc, nhận lương thảo, quân trang, lương bổng cao hơn dũng binh địa phương tuyển mộ từ lính Hán. Các chức tước quan trọng đều do tộc Mãn nắm giữ. Gần như các hoàng đế Mãn Thanh đã theo đuổi chính sách của nhà Nguyên phân biệt Mông Cổ và Hán, tạo ra một xã hội hai giai tầng: Mãn được tin dùng, phải là Mãn mới thăng tiến quan lộ, trong lúc Hán đứng ngoài “biên chế” và bị nghi kỵ. Kế thừa truyền thống này, thái hậu Từ Hi không đủ can đảm cải đổi chính sách, ngược lại, càng củng cố Quân Cơ Xứ, gia tăng canh chừng. Nhìn đâu, thái hậu cũng trông thấy những thế lực thù địch đang âm mưu phản Thanh, phục Minh. Với trí thức Hán, thái hậu áp dụng chế độ kiểm duyệt mà học giả Nguyễn Hiến Lê, trong bộ Sử Trung Quốc, ghi lại tính cách triệt để: “… cái hoạ văn tự đời Thanh còn khiếp lắm. Sử chép trường hợp 70 người soạn bộ Minh sử, trong đó, một đoạn viết về vụ Mãn Thanh chiếm Trung Hoa có giọng ai oán chứ không vui vẻ, hăng hái, tác giả lại quên kị huý khi chép tên các vua Thanh, họ đã chết rồi, bị quật mả lên mà những người lựa, duyệt lại, chép lại bộ đó cũng bị chém vì tội phản Thanh.” [17]
Với một xã tắc đề cao duy nhất công trạng Mãn, hiển nhiên dân Hán không cảm thấy cần thiết phải canh tân, khi lợi ích của canh tân sẽ không được san sẻ đồng đều, khi công sức canh tân sẽ càng thêm củng cố chính quyền khinh dân. Trong những ngày nguy khốn, Từ Hi sẽ phải dùng đến người Hán, như đã dùng Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương là những đại Hán đã quy phục Mãn; đến khi kỳ binh Mãn Châu sau hai thế kỷ đô thị hoá, sinh sống trong các đồn luỹ, giữa những tường thành ở các châu, phủ, huyện, mất đi khả năng vận động chiến, Từ Hi phải cậy quân Hán của Viên Thế Khải khiến uy lực của Mãn Thanh thêm giảm sút. Càng cho phép Hán tham chính, nắm quân đội, Mãn càng suy yếu, nên từ ý thức phải cải cách để đương đầu với phương Tây, Từ Hi co cụm để giữ quyền bính.
Nếu đồng hóa là diễn biến không tránh khỏi, như đã xảy đến với Mông Cổ, thái hậu quên mất chính sức lực Hán đã giúp hai đế chế Mông Cổ và Mãn Thanh kéo dài nhiều trăm năm. Thiếu sức Hán, các tiên đế Khang Hy, Càn Long đã không thể chinh phạt Tứ Xuyên và Tân Cương. Nhưng nếu trong quá khứ dân Hán tuân phục kỷ cương Mãn Thanh, đến cuối thế kỷ 19, các trí thức Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng đòi hỏi cải cách chính trị, cho phép toàn dân tham gia việc nước, trước mắt canh tân để chống xăm lăng, và sau nữa, đem đến bình đẳng xã hội. Huỷ bỏ Tân chính, dập xóa Bách nhật duy tân, cho hành quyết Đàm Tự Đồng và các trí thức cấp tiến [18] , Từ Hi đã đặt quyền lợi của một bộ tộc thiểu số của ba triệu người Mãn Châu lên trên quyền lợi của khối đông Trung Hoa. Giọt nước tràn ly xảy đến, khi thái hậu, thay vì sát cánh với phong trào yêu nước của các võ sinh Thiếu Lâm chống Bát quốc liên quân, đã ra lệnh cho Lý Hồng Chương đàn áp Nghĩa Hoà đoàn [19] . Kể từ đây, mãi mãi và vĩnh viễn, dân Hán thề chấm dứt với Mãn Thanh.
Thất bại canh tân nên Trung Hoa đánh mất độc lập vào tay Nhật Bản. Không canh tân nên vương triều Nguyễn từ vị trí đang cai trị đế quốc Đại Nam, xuống cấp trở thành giả vương của một xứ thuộc địa. Ngày 17 tháng 5-1886, toàn quyền Paul Bert thảo phúc trình ngay tại Huế:
“Chúng ta đã xáo trộn nghi tục của Thiên tử, bắt vua An Nam tuân thủ cung cách của chúng ta, khiến Thiên tử đánh mất khả tín trước thần dân. Ròng rã sáu tháng trời, chúng ta yêu cầu Thiên tử đến chủ toạ các yến tiệc chiêu đãi giống như quân vương An Nam chỉ làm vua trên bàn ăn. Trước cửa cung, chúng ta đặt lính gác và các trạm kiểm soát quân sự. Bên trong cung, chúng ta cho phép các gia đình viên chức Pháp cư ngụ, để nhìn thấu suốt ngai vàng. Trong một thời gian dài, Thiên tử không thể thăm dân mà không xin phép. Rồi đến các hoàng mẫu hậu cao tuổi, mà chức năng sinh thành được kính trọng trong tập quán An Nam, đã không thể đi đâu bằng kiệu mà không có một bàn tay khiếm nhã vạch tấm màn rũ lên xem ai ngồi bên trong. (…) Chúng ta đã lập vì Thiên tử. Quốc vương này đang bị kẻ thù kết án chịu giam lỏng và ở đợ cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn hành xử như một kẻ bảo hộ thực sự và dùng Vua như một trung gian giữa chúng ta với dân An Nam, hẳn nhiên là phải trao cho trung gian một quyền thế tối thiểu. Và nếu Vua thiếu quyền thế vì một thói tật nào đó… chính chúng ta, kẻ bảo hộ, phải bảo vệ quyền này, cho những kính trọng tương đẳng. Dù vậy, dường như kể từ ngày 5 tháng 7-1885, trên Bộ đã ban hành, với đầy thoả mãn, những mệnh lệnh theo hướng ngược lại.” [20]
(Toàn quyền Paul Bert, thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Charles de Freycinet, 1886)
Chưa khi nào, kể từ lúc An Thanh hầu Nguyễn Hoàng rời đất Bắc vào trấn thủ Thuận Hoá, rồi cầm gươm đi mở nước, các Chúa Nguyễn phải nhục nhã như vua Đồng Khánh. Vua còn như vậy, dân đốn mạt:
“Cần lao, thông minh, kỹ xảo, đất mầu mỡ, tuy vậy dân An Nam vào năm 1897 nhìn khốn khổ. Run lập cập dưới mưa gió, đưa thân cho mưa quất, dân chúng gần như trần truồng đứng trên mặt lộ, áo tơi không đủ che chắn. Trang phục đóng khố của dân An Nam màu nâu đất tiệp với nước sông. Phụ nữ che đắp cùng một thứ vải. Sự tiệp sắc với màu đất giảm thiểu phần nào vẻ nghèo khổ. Công việc làm ruộng, nhúng dưới bùn đến đầu gối, nhìn khổ cực và dơ bẩn dưới gió bấc (…) Ấn tượng đến xứ Bắc kỳ gây phiền não; bần cùng khắp nơi tuy đất cát phì nhiêu. Mất an ninh trong vùng. Dân An Nam nhìn chúng ta với đầy sợ hãi; giống một con thú đáng thương bị đánh đập, luôn khiếp sợ tánh lỗ mãng của chủ. Dân An Nam không có ánh mắt tự tin và tin tưởng.” [21]
Toàn quyền Paul Doumer, L’Indochine française, Souvenirs, 1905)
Hôm nay, 124 năm sau khi hoàng đế Tự Đức băng hà, dân Việt một lần nữa, đối diện với các tham vọng đế quốc. Từng là đế quốc nên dân tộc này hiểu rõ số phận của các dân tộc bị trị Phù Nam, Chiêm Thành. Dân chúng mong muốn Đảng cầm quyền có một lịch trình canh tân, với một chương trình rõ rệt cho mục đích hiện đại hoá đất nước. Những quyết định hôm nay sẽ quyết định vận mệnh của dân tộc suốt thế kỷ 21. Canh tân, không giản dị xây cất những khu đô thị cao cấp Phú Mỹ Hưng hay Thảo Điền. Canh tân trước hết là canh tân suy nghĩ. Đã đến lúc phải dẹp các biểu ngữ Bảo tồn di sản khi không biết rõ di sản còn gì, mất gì, đã đến lúc quăng bỏ khẩu hiệu Đậm đà bản sắc dân tộc vì nếu bản sắc được cho phép thuần áo dài, đồ gốm, thịt cầy, mắm tôm sẽ không đủ sức canh tân. Đã đến lúc phải thay thế ngôn ngữ Định hướng Xã hội chủ nghĩa bằng quyết tâm Duy tân phú quốc cường binh của Nhật Bản. Dân chúng muốn biết đến khi nào đất nước sẽ có chiến lược dài hạn xây dựng một nền công nghiệp nặng, tự chế tạo được vũ khí, súng đạn? Đến khi nào dân Việt chế được máy bay, đầu máy xe hoả, đúc được tàu sắt? Dân Việt còn muốn biết doanh thu tổng sản lượng quốc gia, viện trợ quốc tế, vay nợ thế giới, tổng số bao nhiêu, đến khi nào trả hết, dùng cho việc gì, thất thoát ra sao, hiệu quả thế nào và ai giám sát?
Đã hai thập niên sau khi Đổi mới mà dân chúng vẫn chưa trông thấy một chương trình canh tân thật sự. Thậm chí không có lấy một bản điều trần của một đại thần đứng trước triều đình yêu cầu canh tân, như trường hợp Nguyễn Trường Tộ. Ở đâu? Chương trình hiện đại hóa và công nghiệp nặng của Việt Nam bây giờ? Đến khi nào chính phủ mới nghĩ đến xây dựng hạm đội Biển Đông với một tân không lực chiến thuật hữu hiệu để bảo vệ lãnh hải của tổ tiên? Đã có ai trong đương kim nội các suy nghĩ Clausewitz: Tất cả mọi cuộc chiến tranh phải được chuẩn bị. Đã có ai học kinh nghiệm của thuỷ sư đô đốc Togo: Hình thành một hạm đội thuỷ chiến mất ít nhất hai mươi năm. Chuẩn bị chiến tranh không nhất thiết chiến tranh. Chuẩn bị chiến tranh để không tụt hậu một khi phải lâm chiến. Chuẩn bị để không bao giờ dân tộc này còn bị ức hiếp. Chuẩn bị để không mất thêm đất đai, biển cả, để hai mươi năm sau, phát ngôn viên Lê Dũng, lên đến hàm bộ trưởng, còn có thể ngồi vào bàn đàm phán cất tiếng nói dõng dạc của một người Việt: “Chính phủ Việt Nam yêu cầu chính phủ Trung Hoa trao trả Hoàng Sa và Trường Sa trong 72 giờ, với tất cả hậu quả của một thoái thác”. Chuẩn bị, giản dị chỉ vì toà án La Haye sẽ bất lực và thế giới không can thiệp vì mối lợi to lớn Trung Quốc. Và an nguy của một dân tộc phải do chính dân tộc đó tự bảo vệ, không thể trông cậy thế giới.
Phát triển kinh tế không đồng nghĩa với canh tân. Trao đổi hàng hoá, lợi nhuận thương mãi, xuất cảng nông hải phẩm là nhu cầu thiết yếu của nhân loại. Phát triển kinh tế là động cơ tối thiểu của một quốc gia. Canh tân mới thực sự là nền tảng giúp duy trì sự phát triển, đem đến khả năng tồn tại, tự thay đổi, tự vực dậy của một quốc gia trong những điều kiện xấu nhất, mà trong điều kiện viên mãn cho phép áp đặt sự hiện diện của quốc gia khi đối mặt kẻ thù. Lịch sử còn chứng minh: Canh tân phải bắt đầu bằng canh tân chính trị. Thiếu cải cách này, cơ chế cũ sẽ khó vận hành song song với phương pháp mới. Không cải tổ chính trị, sẽ không bảo đảm với dân chúng tổ quốc sẽ không như xưa. Dân Việt sẽ đứng sau lưng chính phủ hỗ trợ cho công cuộc duy tân vĩ đại nhất trong lịch sử của dân tộc này. Tất cả chưa quá muộn. Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang là tâm huyết của tuổi trẻ.
Những ngày qua, thanh niên, sinh viên đã hét vang đường phố: Làm người ngang tàng, phải làm một người dân Nam! Những ngày qua, dân tộc này đã muốn hét vang: Hãy ngừng suy nghĩ Mãn Thanh!
Trong ba yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà của học thuyết Khổng Tử, hôm nay Thiên thời đang thuộc về Trung Hoa, vì thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Hoa. Địa lợi: một khi người nông dân Việt không thể xuống tấn trên mặt biển, quốc gia này thất thế. Đảng cầm quyền chỉ còn có thể sở hữu duy nhất một điều kiện Nhân hoà.
Ngày 4 tháng 1-2008 – © 2008 talawas
Các chú thích trong bài:
[11]Tổng vay vốn cho riêng tuyến đường sắt xuyên Việt lên đến 200 triệu quan Pháp, trả hết trong 5 năm từ 1897 đến 1902. Paul Doumer, sđd
[12]Commodore Perry khai hoả thị uy trước vịnh Yédo ngày 8 tháng 7-1853.
[13]Yamato, mang hình ảnh những đồng ruộng và các đỉnh núi phủ tuyết vây quanh đế đô Nara, là danh xưng xưa cũ của vương quốc Nhật Bản tương tự Đại Việt dưới triều Lý, Trần.
[14]Hải quân đại tá Lapierre chỉ huy một hải đoàn của hạm đội Jurien de la Gravière bắn phá cảng Đà Nẵng lần đầu tiên ngày 15 tháng 4-1847. Lần thứ nhì, đô đốc Rigault de Genouilly tấn công Đà Nẵng ngày 1 tháng 9-1858.>
[15]Đối Mã (Tsoushima), eo biển nằm giữa Đại Hàn và Nhật Bản, nơi diễn ra trận thuỷ chiến lớn đầu thế kỷ 20 giữa hạm đội Baltique của đô đốc Rojetsvensky và hạm đội Nhật của thuỷ sư đô đốc Togo (Đông Hương Bình).
[16]Pierre Renouvin, sđd
[17]Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, viết trước 1975, đọc và sửa lại ở Long Xuyên rồi Sài Gòn 1983, xuất bản tại hải ngoại
[18]Đàm Tự Đồng, Khang Quảng Nhân (em Khang Hữu Vi), Lưu Quang Đệ, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Dương Thâm Tú trong nội các duy tân đều bị hành quyết, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu trốn thoát. – Nguyễn Hiến Lê, sđd
[19]Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn (Yi He Tuan) diễn ra từ 1899 đến 1901
[20]Paul Isoart, Paul Bert 1886, Approches Asie n° 10, Philippe Devillers, Sđd
[21]Paul Doumer, sđd
HẾT BÀI 2.
Ảnh động: Hồ nước ở chân núi.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài “Suy nghĩ Mãn Thanh”.


Bình luận về bài viết này

Chọn rượu hay cà phê để mời đối tác ?

Chọn rượu hay cà phê để mời đối tác?

( Copy từ  bbc.com/vietnamese/ , mục Nhịp sống mới, đã đăng ngày  5/11/16; tác giả: Alina Dizik – BBC Capital )
Đối với Ryan Estis, bữa sáng không chỉ là một bữa ăn quan trọng trong ngày, mà nó còn là thời điểm tốt nhất để họp hành.
Không dùng bia rượu – thứ thường thấy trong bữa tối, và không bị tiếng ồn ào của đám đông trong bữa trưa, bữa sáng đã trở thành thời điểm vô cùng hợp lý để gặp gỡ đối tác của Estis, người hiện là cố vấn cho các vị trí lãnh đạo và là một nhà diễn thuyết.
Để sử dụng thời gian một cách tốt nhất, ông thường tìm đến các nhà hàng mà mình có thể gọi món ngay ở quầy thu ngân (mặc dù đồ ăn được đưa đến tận bàn), và giới hạn thời gian họp trong khoảng 45 phút.
Estis dành ra 15 phút để thiền và uống một tách cà phê trước khi rời khỏi nhà.
“Tôi ra khỏi nhà trong trạng thái được kích thích (bởi cà phê) và trở nên tập trung một cách cao độ,” ông nói.
Estis hầu như không gặp gỡ trong bữa ăn tối hay những cuộc gặp ngoài giờ làm việc khác, điều vốn từng làm một ngày làm việc của ông phải kéo dài thêm hai tiếng đồng hồ. Giờ đây, ông thường xuyên hoàn tất những công việc quan trọng trước 9 giờ sáng.
“Nhờ các cuộc họp vào bữa sáng tầm 7 giờ, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho buổi sáng,” Estis, người hiện đang đóng tại Minneapolis, Hoa Kỳ, nói.
Chúng ta thường khó rời khỏi công việc để tham gia những cuộc họp trong ngày ở ngoài văn phòng. Các chuyên gia về hiệu suất lao động cũng khuyến cáo nên tập trung giải quyết cho xong một việc thay vì nhảy từ việc này sáng việc khác.

Bud and Breakfast

Bên cạnh đó, những người coi trọng giá trị của các cuộc họp trong bữa sáng cũng chỉ ra rằng nó giúp thúc đẩy những công việc quan trọng.
“Chúng ta tư duy rất khác khi không bị tác động bởi rượu bia,” Laura Vanderkam, tác giả cuốn What Most Succesful People Do Before Breakfast, nói.
“Đầu óc người ta thường tập trung vào công việc hơn,” bà nói.
Thế nhưng vấn đề không chỉ ở hiệu suất. Những cuộc họp ngoài giờ văn phòng dựa trên một ‘mô hình làm việc đã lỗi thời”, Vanderkam nói.
“Có nhiều ý kiến từ phụ nữ cho rằng nó dựa trên quan niệm rằng họ phải ở nhà chuẩn bị bữa tối và dỗ con cái ngủ để những ông chồng có thể rảnh rỗi đi ra ngoài.”

Lợi ích của việc họp trong bữa sáng

Những cuộc họp vào bữa sáng có thể giúp dẫn tới những quyết định nhanh chóng và hiệu quả.
Bertie Stephens, nhà sáng lập trang bán hàng qua mạng Flubit ở London, đã thu về một khoản tiền trị giá hơn 1 triệu bảng Anh từ một nhà đầu tư chỉ sau cuộc họp trong bữa sáng kéo dài một tiếng vào năm 2015.
Kể từ đó, ông chỉ họp hành vào buổi sáng. Stephens tin rằng tinh thần khoẻ mạnh của mỗi người trong buổi sáng đã giúp thương vụ được hoàn thành nhanh chóng. Giờ đây, ông thường xuyên sử dụng buổi sáng để thực hiện các cuộc đàm phán hoặc động não với nhóm của mình.
“Vào bữa sáng, con người ta chưa bị vướng vào những thách thức khác trong ngày,” Stephens nói.
Thế nhưng rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa nhìn thấy hết giá trị của bữa sáng, Vanderkam nói. Các cuộc họp có thể ‘diễn ra sớm hơn và ít có khả năng bị huỷ do những vấn đề khẩn cấp – bởi những vấn đề này ít có khả năng xảy ra vào 7 giờ sáng,’ bà nói.
Những cuộc họp để đưa ra quyết định quan trọng trong công việc tốt nhất là nên diễn ra vào buổi sáng.
Thế nhưng có những cuộc họp khác nên diễn ra muộn hơn. Những cuộc họp nhằm củng cố quan hệ là điều mà Estis thường dành cho buổi chiều hoặc tối.
Quan hệ là thứ dễ củng cố hơn qua ly rượu hoặc bữa tối, khi người ta cảm thấy thoải mái hơn, ông nói.
“Thế nhưng nếu bạn muốn tập trung vào công việc thì nên tránh rượu ra,” ông nói thêm.

The Wolseley is a prime spot for power breakfast meetings in London

Image copyrightBEST OF THE BRUNCH UK

Tập trung vào chi tiết nhỏ

Vì những bữa sáng thường chỉ kéo dài dưới một tiếng, bạn tốt nhất là nên hoạch định ra những chi tiết nhỏ nhất.
Thay vì nhảy vào các cuộc họp trong bữa sáng, Joanna Lau, nhà sáng lập dòng sản phẩm túi xách Jemma, đóng tại New York, lại chọn một khung giờ trễ hơn một chút.
Hầu hết các cuộc họp trong tuần của Lau diễn ra vào lúc 9 giờ sáng. Điều này giúp bà làm việc từ nhà trước một tiếng đồng hồ và cũng đủ muộn để các cộng sự không đến trễ.
“Trước mỗi cuộc họp, tôi thường nghiên cứu trước về những gì mình muốn thảo luận và đề cập,” bà nói. Không giống như bữa trưa hay bữa tối, bạn và người kia cần hiểu thời gian có hạn và cả hai cần quay lại làm những việc khác.
Để cắt ngắn thời gian đi lại, nên chọn một nhà hàng tiện nhất cho cả hai bên và có đủ không gian để họp hành.
Hãy tìm những nơi mà khoảng cách giữa các bàn đủ rộng để tạo không gian riêng tư và có wifi phòng khi bạn cần dùng laptop.
Những điều này cộng với một nhân viên phục vụ đủ chu đáo sẵn sàng hâm nóng cà phê cho bạn sẽ giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ, Sonja Vodusek, tổng quản lý tại Peninsula Tokyo, nơi chuyên phục vụ bữa sáng kiểu Nhật, kiểu Trung Quốc và kiểu u châu lục địa, nói. Những người đến ăn thường cho rằng các nhà hàng sẽ yên tĩnh hơn vào buổi sáng, bà nói thêm.
Dù 90% khách ở Peninsula Tokyo sử dụng sảnh đón tiếp để họp đối tác vào buổi sáng, khách sạn này cũng ngày càng đón nhiều khách từ ngoài vào để tìm chỗ họp trong những năm qua.
Thế nhưng các cuộc họp không phải nhất thiết phải diễn ra ở khách sạn. Một số người sẽ cảm thấy ngái ngủ vào buổi sáng và vì vậy, việc ăn ở ngoài hoặc đứng nói chuyện (thay vì ngồi) ở một quầy bar phục vụ espresso và các món đồ uống nóng sẽ giúp tạo một không khí phấn chấn hơn cho buổi sáng, Stephens nói.
“Năng lượng mà bạn mang tới sẽ giúp đánh thức những ai còn đang ngái ngủ,” ông nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

 


Bình luận về bài viết này

Tin tức ngày 04-11-16

Tin tức ngày 04-11-16
Trên báo Tiền Phong ( http://www.tienphong.vn/ ) có các bài: Tướng Lê Quý Vương nói vụ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ ‘truy đến cùng’ (Mục Xã hội, ông Lê Quý Vương: Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Công an ); Nông dân miền Tây bắt được lươn vàng, Mục Xã hội : Lúc xới đất ruộng, nông dân Nguyễn Văn Chi (49 tuổi) ở xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long bắt được con lươn vàng nặng 800 g, dài gần một mét được cho là quý hiếm- Có người đã đòi mua với giá 80 triệu đồng.
Ông Chi nói rằng có người trả giá 80 triệu đồng để mua lươn vàng. Ảnh: Vĩnh Nam
Cũng tin trên báo Tiền phong: Triệu tập nhóm thợ hàn trong vụ cháy quán karaoke ở Cầu Giấy ( Bước đầu cơ quan điều tra cáo buộc vụ hoả hoạn ngày 01-11-16 làm 13 người chết tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông có liên quan đến nhóm công nhân hàn xì biển quảng cáo và đã triệu tập 3 công nhân để làm rõ nguyên nhân. 2 giờ chiều 01-11-16: 100 nhân viên y tế đã có mặt tại hiện trường, sẵn sàng cấp cứu nạn nhân, nhưng hơn 8h tối hôm ấy đám cháy mới được dập tắt .)
Sáng 2/11/16, cơ quan chức năng tiếp tục phong toả hiện trường vụ cháy quán karaoke trên phố Trần Thái Tông để phục vụ công tác điều tra, khám nghiệm.
Các tin khác: Cách chức nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Lâm Đồng: Mưa lớn, các công trình thủy điện xả lũ dây chuyền (Mục Xã hội); Miền Trung: Mưa lớn 6 ngày liên tiếp, nguy cơ lũ lớn (Mục Xã hội);
Tin kinh tế: Cựu tổng giám đốc PvTex nhiều ngày không đến cơ quan ( Chi tiết: Trao đổi với PV Tiền Phong tối 3/11/16, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ đã nhận được báo cáo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam về việc ông Vũ Đình Duy, Thành viên Hội đồng thành viên tập đoàn, nhiều ngày không đến cơ quan với lý do đi chữa bệnh.
Ông Vũ Đình Duy (sinh năm 1975) là người từng nhiều năm giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí PVTex (ông Duy giữ chức Tổng giám đốc từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014).
Trong 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ Tổng giám đốc PVTex, để lại dự án Nhà máy Xơ sợi polyester Đình Vũ đối mặt thua lỗ nặng, 2.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu gần như mất, ông Vũ Đình Duy được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau với những quyết định bổ nhiệm để lại nhiều điều tiếng.
Miền Trung sẽ diễn ra một đợt mưa lớn trong gần 1 tuần.
Tin khác: Lũ về, bờ biển Nha Trang đầy củi rác như bãi hoang; Lũ ngập gần chạm nóc xe khách ở Phú Yên;
Nước ngập gần đến nóc xe khách ở Phú Yên.
Tin thế giới về cuộc đua vào Nhà Trắng giữa bà Hillary và ông Donald Trump: ‘Dù vướng bế bối email, Hillary vẫn được yêu quý’ .
Tin Phú Yên: Cứu sống người đàn ông 11 giờ đu bám trên cây tránh lũ.
Chi tiết: Trưa 3/11/16, ông Nguyễn Thanh Tân (41 tuổi) chủ doanh nghiệp Danh Tân, ở thị trấn La Hai, huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã được cứu sống sau 11 giờ đu bám trên cây để tránh lũ.
– Trước đó, vào chiều tối 2/11, ông Tân cùng 4 người trong đội cứu hộ (trong đó có Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân Nguyễn Hữu Từ) đi ca nô tham gia cứu hộ một xe khách bị chết máy giữa dòng nước lũ tại dưới chân cầu sắt La Hai.
– Khi ca nô đi qua khúc cua dưới cầu sắt bắc qua sông Kỳ Lộ thì bị lật úp, khiến 5 người ngồi trên ca nô bị rơi xuống sông. Trong đó, 4 người đã được người dân cứu sống, còn ông Tân mất tích.
– Đến sáng 3/11/16, người dân đã phát hiện ông Tân đang đu bám trên một cây tre tại khu vực thôn Tân Long, xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân). Người dân đã gọi điện báo cáo địa phương đưa ca nô đi ứng cứu.
Tin lượm lặt trên báo Tiền Phong Online ngày 04-11-16.