thnien008

This WordPress.com site is the bee's knees


Bình luận về bài viết này

Quả bom thời hậu chiến – Kỳ VI: Lời gợi mở cho một nghị quyết

Thủ tục để làm người còn sống – “Quả bom” thời hậu chiến:

Kỳ VI (cuối): Lời gợi mở cho một nghị quyết

Dân trí Đầu tháng 8/1988, cơ quan chính sách huyện Vũ Thư định tổ chức một cuộc họp để thông báo sự việc Trần Quyết Định đào ngũ, thu hồi di vật… Nhưng cuộc họp đó đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhân dân, nên buổi sáng phát giấy mời, buổi chiều phải thu lại. Tuy nhiên, sự kiện này đã tác động to lớn đến gia đình ông Vọng.

Ý tưởng cực đoan
Chiều 8/10/1988, Minh Chuyên đang ở nhà thì chị Mị, vợ Trần Quyết Định, hớt hải đến vừa khóc vừa nói: “Anh Định nhà em bỏ nhà đi đâu mấy hôm nay rồi. Anh ấy mang cả chai thuốc trừ sâu đi. Anh ấy mà liều thì khổ mẹ con em lắm. Nếu nhà em không nhờ anh viết bài thì đâu đến nông nỗi này. Anh phải về ngay giúp em với”. Minh Chuyên bủn rủn chân tay. Sự thể không ngờ lại đến nông nỗi này.
Không kịp cơm nước, Minh Chuyên tức tốc về Minh Khai. Đêm ấy chờ đến hơn 23 giờ, Định mới về. Minh Chuyên nhìn Định rồi van vỉ: “Em, nếu em liều thì anh chỉ còn cách chết mà thôi. Khổ quá, vì anh viết bài báo mà em ra nông nỗi này…”. Định khóc, Minh Chuyên cũng khóc. Mấy đứa trẻ thức giấc thấy mọi người khóc cũng oà khóc theo. Nhiều người đến thấy thế ai cũng ái ngại.
– Tại nhà Định hôm đó, tôi đã hứa với Định rằng sẽ rạch bụng mình để chứng minh cho chân lý. Khi lên Hà Nội để họp cuộc họp cuối cùng, tôi đã thủ một con dao. Một người bạn tôi sau khi can không được đã khuyên rằng nên rạch ở trên cao, nó chỉ toé máu thôi chứ nếu rạch ở dưới, lòi ruột ra là chết.
– Anh có nghĩ đó là hành động cực đoan?
– Tôi là người lính chiến đấu 10 năm ở chiến trường và đã từng bị thương. Tôi hiểu cái giá của máu xương nhưng đến nước này, tôi phải chấp nhận sự hy sinh. Đó là cách duy nhất để người cầm bút như tôi khi ấy tự bảo vệ mình.
Bản kết luận đẹp lòng cả hai phía
Thế nhưng trái với những dự định tiêu cực của Minh Chuyên, cuộc họp đã diễn ra trong không khí êm dịu và một bản kết luận làm đẹp lòng cả hai phía được thông qua. Thời gian sau, trên một số tờ báo như Văn nghệVăn nghệ Quân độiThái Bình… đều đăng nguyên văn bản kết luận do Thượng tướng Nguyễn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký.
Bản kết luận có đoạn: “Đồng chí Trần Quyết Định là con một gia đình công giáo chấp hành chính sách tốt, có ba con đi bộ đội đã chiến đấu ở biên giới Tây Nam, bị thương và được khen thưởng. Sau khi điều trị, đi tìm đơn vị không thấy bỏ về quê quán sinh sống bình thường. Việc giải quyết chính sách kéo dài 10 năm  (thực tế là ngày 1/2/1987 mới đề nghị) do không đủ thủ tục hợp lệ  (là trường hợp bỏ ngũ, không có giấy quyết định phục viên hoặc xuất ngũ). Tổng cục Chính trị quyết định: Giao cho Bộ chỉ huy Quân sự Thái Bình vận dụng điều 2 Quyết định 191/ HĐBT tổ chức giám định thương tật và kiểm điểm đồng chí Trần Quyết Định…”
Đây là bản kết luận hết sức hợp tình, hợp lý. Nó trả lại quyền lợi chính trịkhi khẳng định Trần Quyết Định không phải là kẻ đào ngũ, run sợ hay sa sút ý chí. Việc tổ chức giám định thương tật cho Trần Quyết Định nhưng đồng thời cũng kiểm điểm Định là hoàn toàn chính xác. Công là công, lỗi là lỗi.
Đối với tác giả và tác phẩm, tuy có nói đến những sai sót của tác phẩm và tác giả nhưng bằng việc công nhận quyền lợi của Trần Quyết Định cũng đồng nghĩa với việc công nhận tác phẩm và tác giả.Nhưng quan trọng hơn hết, kết luận này đã trả lại quyền đang sống của một người lính từ chiến trường trở về với ước mơ đơn giản là được làm một xã viên hợp tác xã.
Họ vẫn là đồng đội
Thế là cái việc làm tiêu cực mà Minh Chuyên dự định trong cuộc họp hôm đó đã không xảy ra. Và có lẽ trong những trường hợp tương tự, nó sẽ không bao giờ xảy ra bởi đơn giản một điều, thành phần tham gia cuộc họp hầu hết đang là người lính hoặc đã từng là người lính. Họ đã dâng hiến máu xương và cả những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời này cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Và hôm nay, dù có những lúc tranh cãi căng thẳng và quyết liệt thì từ sâu thẳm, trái tim họ vẫn đập nhịp đập của người lính nhất là khi đối mặt với quyền lợi của một người đồng đội, binh nhất Trần Quyết Định.
Gần 20 năm qua, Trần Quyết Định đã trở lại đời sống của một người bình thường với đầy đủ thủ tục “của một người đang sống”. Anh đã có một gia đình đầm ấm, sống hòa thuận với xóm làng và là một giáo dân kính Chúa, yêu nước. Những kỉ niệm buồn về một thời đã qua gần như không còn vương vấn trên gương mặt người cựu chiến binh phúc hậu này. Chủ tịch UBND xã Minh Khai nói với chúng tôi về Định với giọng đầy tự hào…
Chợt ngơ ngẩn nghĩ nếu ngày đó, Trần Quyết Định trong một phút bồng bột dẫn đến quyên sinh thì cái giá của sự quan liêu là quá lớn. Sự quan liêu tưởng như vô tâm nhiều khi lại có một kết quả là tội ác..
Những hồi chuông dự báo
Giờ đây, khi ngồi viết lại chuyện này mới thấy thành tựu của công cuộc Đổi mới là vô cùng to lớn. Đặc biệt là cuộc chuyển mình của báo chí. Từ khi Đổi mới, báo chí không chỉ trực tiếp đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực mà còn gánh vác sứ mệnh bênh vực, bảo vệ người dân lương thiện “thấp cổ, bé họng”. Nếu các tác phẩm như Cái đêm hôm ấy đêm gì là viên đạn bắn vào những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội ở nông thôn Việt Nam thì Thủ tục để làm người còn sống là tiếng kêu thảm thiết oan khiên của những kiếp người mong manh, lương thiện.
Và lại một lần nữa, không thể không nhắc tới sự cảnh báo của văn chương. Cái đêm hôm ấy đêm gì là lời cảnh báo về biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên ở nông thôn thì Thủ tục để làm người còn sốngcảnh báo về tư tưởng quan liêu xa dân, rời dân, hống hách nhũng nhiễudân. Đây là hainguyên nhân sâu xa cơ bản làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng cũng như suy yếu sự lãnh đạo của Đảng như sau này Đảng đã hơn một lần đánh giá.
Chợt nhớ nhà báo lão thành Hữu Thọ, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, nói với tôi tại nhà riêng của ông rằng sau vụ Cái đêm hôm ấy đêm gì, ông đã cảnh báo và nếu ngày ấy lắng nghe thì có thể đã không xảy ra sự kiện Thái Bình sau này. Phải chăng Thủ tục để làm người còn sống của Minh Chuyên là một trong những hồi chuông đầu tiên dự báo một tệ nạn nghiêm trọng mà gần 10 năm sau, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết chống quan liêu, nhũng nhiễu và thực hiện dân chủ cơ sở.
Nhà văn thời hậu chiến
Sau “vụ” Thủ tục để làm người còn sống, Minh Chuyên dành toàn bộ tâm sức của mình để viết về đề tài hậu chiến và những nỗi đau da cam. Những tác phẩm của anh đã gây chấn động một thời nhưNước mắt làngChiếc cũi trần gianTiếng chuông chùaĐứa con màu da thúVào chùa gặp lại… Đặc biệt là bút ký Người lang thang không cô đơn viết về anh thương binh Nguyễn Đình Thúc và tấm lòng nhân hậu, cao cả của gia đình ông bà Châu, người đã chăm sóc Thúc khi anh tâm thần, lang thang trên các vỉa hè Hà Nội. Tác phẩm đã được nhiều loại hình nghệ thuật như kịch nói, cải lương, chèo, vũ kịch, truyền hình, phim truyện nhựa… dàn dựng.
Từ năm 1986, Minh Chuyên làm việc tại Ban chuyên đề Đài truyền hình Việt Nam. Anh đã gặt hái được tổng số 30 giải thưởng báo chí, văn chương các loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn, phê bình văn học đều có chung nhận định: Minh Chuyên là nhà văn thời hậu chiến.
Bùi Hoàng Tám


Bình luận về bài viết này

Quả bom thời hậu chiến – Kỳ V: 17 cuộc họp và ý tưởng rạch bụng

Thủ tục để làm người còn sống – “Quả bom” thời hậu chiến:

Kỳ V: 17 cuộc họp và ý tưởng rạch bụng

Báo Dân Trí đã đăng ngày 10/07/2006 – 11:14; dvnien copy và mang về đây.

Dân trí Đối với Minh Chuyên, mọi chuyện anh đều có thể vượt qua nhưng có một chuyện khiến anh hết sức lo lắng. Đó là những tin đồn. Nào là tin Minh Chuyên bị tước quyền cầm bút, rồi bị khai trừ khỏi Đảng, đình chỉ công tác. Lại đến tin Minh Chuyên bị bắt, bị bỏ tù. Có cả tin đồn Minh Chuyên sợ quá hoá liều, đã nhảy xuống sông Bo tự tử…

– Dạo đó ở Hà Nội và Thái Bình xôn xao chuyện bác định rạch bụng ở một cuộc họp. Chắc là ông định dọa thôi chứ gì? Chúng tôi tiếp tục câu chuyện.
– Dọa thế nào. Mình định làm thật đấy. Nhưng khoan để tôi kể tiếp cho nó tuần tự nhé. Trong những ngày này, không khí tại gia đình chúng tôi vô cùng căng thẳng. Tôi và ông Vọng (bố Định) được gọi lên Hà Nội để kiểm tra hồ sơ và tài liệu gốc. Ngày đó, tàu xe vô cùng vất vả. Chỉ có hơn 100 cây số đoạn đường từ Thái Bình lên Hà Nội nhưng phải dậy từ nửa đêm để xếp hàng mua vé.
Cực nhất là từ Hà Nội về. Bến xe Kim Liên bẩn thỉu và trộm cắp như rươi, sơ xểnh là mất ngay. Có hôm xe đến bến phà Tân Đệ, nhỡ chuyến phải chờ 3 – 4 tiếng đồng hồ. Vất vả thế nhưng vừa chân ướt chân ráo về đến nhà, lại nhận được giấy báo phải xuống huyện Vũ Thư để trả lời chất vấn của một cơ quan chức năng.
Có lần một ông nọ đã mạt sát tôi gay gắt, cho rằng viết bài kích động, bôi xấu để họ phải mất công xác minh tốn kém… Tôi cố ghìm nén, nhẫn nhục chịu đựng rồi nhỏ nhẹ nói: “Nếu sai sót, tôi sẽ chịu kỷ luật trước cơ quan, trước Tỉnh uỷ Thái Bình là nơi quản lý tôi, anh không nên mạt sát tôi như thế”. Hình như để thị uy, anh ta vẫn không ngừng nạt nộ, xỉ vả tôi trước mặt đông đảo nhân viên dưới quyền mình. Đau đớn và uất ức nhưng tôi vẫn cố kìm nén và lặng lẽ rút lui. Tiếp đó, các ông Phó Bí thư, Trưởng Ban kiểm tra Tỉnh uỷ cũng gọi tôi sang để hỏi chuyện cũng như kiểm tra các chứng cứ bài viết.
Những lời đồn tai quái
Thế nhưng đối với Minh Chuyên, mọi chuyện anh đều có thể vượt qua nhưng có một chuyện khiến anh hết sức lo lắng. Đó là những tin đồn. Ở cái tỉnh đồng bằng nhỏ như một bàn tay này tin đồn lan nhanh hơn gió thổi. Nó đã khiến cho gia đình anh luôn phấp phỏng không yên. Nào là tin đồn Minh Chuyên bị tước quyền cầm bút, rồi tin đồn bị khai trừ khỏi Đảng, đình chỉ công tác. Lại đến tin Minh Chuyên bị bắt, bị bỏ tù. Có cả tin Minh Chuyên sợ quá hoá liều, đã nhảy xuống sông Bo tự tử…
Khổ nhất là ông cụ thân sinh ra Minh Chuyên. Ở tuổi “xưa nay hiếm”, cứ mỗi lần nghe tin con bị bắt lại lóc cóc đi bộ hơn 10 cây số xuống nghe ngóng tình hình. Có hôm nửa đêm mưa rét, ông cụ gọi cửa, thấy Minh Chuyên còn ở nhà, cụ thở phào: “Thế mà họ đồn về làng anh bị bắt chiều nay rồi”. Bà mẹ Minh Chuyên lo nghĩ nhiều quá, thần kinh căng thẳng ốm yếu liên miên. Các chú bác anh em đêm đêm ngồi suy tính, phán đoán và cả thở than. Căn nhà của Minh Chuyên trên thị xã tối tối cũng nườm nượp người đến thăm hỏi. Mấy bố thương binh còn cử người thay nhau trực để “giải cứu con tin”. Bạn bè, đồng đội, độc giả trong Nam ngoài Bắc nghe tin Minh Chuyên “bị nạn” liên tục viết thư thăm hỏi và cả “chia buồn”.
Phía nhà Trần Quyết Định, không khí cũng rất hoang mang, lo lắng. Ông Vọng (bố Định) nhờ ông Ngoạn (cậu Định) vào tận Sài Gòn, tìm đến bệnh viện nơi Định điều trị 10 năm trước xin sao lại hồ sơ, bệnh án để bổ sung vào tài liệu minh oan cho con mình. Khổ nỗi ông Ngoạn bị ốm dọc đường, lại phải vào viện điều trị mất hơn một tháng. Chuyến đi gần hai tháng trời tốn kém hàng trăm ngàn đồng. Ở thời điểm ấy, vài trăm ngàn là cả một gia tài, chắt chiu hàng năm trời mới có.
Không có gì ân hận khi cứu một người lính
Đối với Minh Chuyên là bắt đầu của những ngày “lên đồn, xuống phủ” với 15 cuộc họp chính thức và 2 cuộc họp nửa mang tính gặp gỡ, trò chuyện, nửa mang tính thăm dò, tìm hiểu.
Ngày 17/6/1988, cuộc họp đầu tiên do Ban Nội chính Tỉnh uỷ Thái Bình họp với 15 thành viên để bàn bạc, thảo luận về bài ký gồm Ban Kiểm tra Đảng, Ban Tuyên giáo, Viện Kiểm sát, Sở Thương binh Xã hội, gia đình anh Định, đại diện của Trung ương… Cuộc họp hết sức căng thẳng, kéo dài gần 8 tiếng đồng hồ. Các bên đưa ra chứng lý của mình thuyết phục những người tham gia và quy kết cho bên kia. Không ít những bài phát biểu gay gắt và quyết liệt. Tổng Biên tập báo Thái Bình Nguyễn Như Hinh khi đó đã kiên quyết bày tỏ thái độ: Nếu kỷ luật, người bị kỷ luật là tôi chứ không phải anh Minh Chuyên vì Ban biên tập đã chỉ đạo đồng chí Minh Chuyên thực hiện nhiệm vụ này.
Sau này, có lần Minh Chuyên nói với tôi rằng anh thật may mắn có một Tổng Biên tập dũng cảm, trung thực và có bản lĩnh như ông Hinh. Chỉ đến khi một số nhân vật trong bút ký và gia đình Trần Quyết Định phát biểu, không khí mới dịu đi đôi chút và vấn đề của bài ký dần sáng sủa. Do vẫn còn nhiều bất đồng nên phần kết luận có đoạn: “Sáu cơ quan và gia đình anh Định có sự thiếu trách nhiệm, quan liêu, phiền hà, đùn đẩy nhau dẫn đến tình trạng anh Định kéo dài chưa được giải quyết…”
Tuy nhiên, các ngành chức năng vẫn tiếp tục các chuyến vào Nam ra Bắc để xác minh sự việc. Ba tháng sau, nhiều công văn tiếp theo về Trần Quyết Định và vấn đề bài ký nêu được gửi đi các nơi. “Đời sống gia đình chúng tôi ngày càng căng thẳng. Nhất là đối với gia đình tôi còn thêm nỗi dằn vặt vì nỗi tưởng giúp được người lại gây tai hoạ cho người ta. Thế nhưng bù lại, rất nhiều anh em, bè bạn và nhiều cơ quan đoàn thể hết sức quan tâm. Ngoài hàng trăm bức thư gửi về cho tác giả, hơn 20 đoàn bạn đọc đã về nhà Định tìm hiểu sự việc, thăm hỏi và động viên gia đình. Mười hai đoàn sau đó đã viết thư cho tác giả, Trần Quyết Định và tòa báo.
Cũng thời điểm đó, ban biên tập báo Văn nghệ, báo Thái Bình và Ban Nội chính tỉnh ủy cũng hết sức tận tình, mỗi khi có phản ứng lại điều người đi tìm hiểu, xác minh. Đặc biệt là bức thư của Nhà thơ Bế Kiến Quốc có đoạn: “Điều quan trọng nhất là chúng ta đã phản ánh đúng một sự thật về một hiện tượng rất đáng nói trong xã hội ta hiện nay. Bênh vực quyền lợi chính đáng cho một con người, hơn nữa đó lại là một chiến sỹ là điều mà chúng ta không phải ân hận, hối tiếc chút nào dù có bị làm sao chăng nữa”.
Kết tội Định là đối phó
Thế nhưng đã 4 tháng trôi qua, công văn của các ngành chuyên môn gửi về Thái Bình vẫn tiếp tục quy trách nhiệm cho nhân vật và tác giả. Nghĩa là Trần Quyết Định vẫn bị kết tội đào ngũ còn Minh Chuyên là xuyên tạc sự thật nhằm kích động quần chúng nhân dân. “Tôi nghĩ lúc này nếu chỉ nói suông bằng lời sẽ ít thuyết phục mà phải nói bằng vật chứng, nhân chứng cụ thể. Ngày ấy, nhà tôi chắt chiu nuôi được con lợn dự định mua cái xe đạp cho các cháu đi học, tôi bàn với bà xã cho bán đi. Được hơn 100 ngàn đồng, tôi đem in chụp toàn bộ hồ sơ gốc của Trần Quyết Định thành 10 bản, tổng số gần 500 trang. Chỉ tính riêng tiền in và tiền đi đường 12 chuyến lên Hà Nội, mình tiêu gần hết 200 ngàn đồng, chưa kể 75 bức ảnh một người bạn ủng hộ và 12 lượt bến xe khách Thái Bình cho đi nhờ. Có lúc vợ tôi day dứt: Giá anh cứ viết ca ngợi thì đâu đến nỗi mình phải long đong, tốn kém. Nói thế nhưng vợ tôi vẫn không ngừng động viên tôi vững tâm và tin ở chân lý. Thật tình nếu khi ấy những người thân của tôi chỉ một người ngã lòng nhụt chí thì rất khổ tâm.
Chuẩn bị xong xuôi, tôi cầm toàn bộ hồ sơ lên gõ cửa Văn phòng thường trực Ban bí thư, các ban Đảng Tỉnh ủy Thái Bình và cho nhiều cơ quan chức năng khác. Ngày 13/7/1988, sau nhiều cuộc họp ở tỉnh và nhiều lần đối chất không mang lại kết quả, các cuộc họp tiếp theo phải tổ chức tại Hà Nội.
Cuộc họp lần thứ nhất ở Hà Nội vào đầu tháng 7/1988, vấn đề bài ký trở nên gay gắt và phức tạp. Các cơ quan chức năng khăng khăng khẳng định Trần Quyết Định là kẻ đào ngũ, giảm sút ý chí chiến đấu và vô kỷ luật. Minh Chuyên, tất nhiên là vẫn những tội cũ nhưng có phần được “nâng cao” hơn.
Ngày đó, nhà văn Nguyên Ngọc đã có một bài phát biểu hùng hồn, nội dung đại ý là nếu cách đây 10 năm, các anh quy tội người ta đào ngũ thì đã chẳng có bài ký này. Thế nhưng khi có bài ký nêu lên sự việc ra đời, các anh lại quy cho người ta tội đào ngũ phải chăng là hình thức đối phó? Và bằng kết luận này, các anh đã hai lần phạm tội ác!
Bà mẹ Trần Quyết Định gặp Minh Chuyên thở dài cám cảnh: Tôi gửi con tôi cho các bác ấy, lúc các bác ấy bảo con tôi hy sinh, gửi giấy báo tử về xã. Lúc bảo nó có công, tặng huân chương, giấy khen cho nó. Lúc lại bảo nó không làm tròn nhiệm vụ, đào ngũ. Mười năm qua, gia đình tôi lo lắng, chạy vạy có ai hỏi han gì đâu. Từ hôm có bài báo của anh nói về nó, gia đình tôi hết đoàn này, đến đoàn khác về. Ông nó nhà tôi già cả, có tội tình gì mà nay gọi xuống huyện, mai gọi lên tỉnh, không biết mai đây rồi sẽ ra sao?”.
Bùi Hoàng Tám
Kỳ VI ( kỳ cuối): Lời gợi mở cho một nghị quyết


Bình luận về bài viết này

Quả bom thời hậu chiến – Kỳ IV

Quả bom thời hậu chiến – Kì 4: Giông gió đổ lên đầu tác giả
Copy từ http://vietbao.vn/Phong-su/Ky-IV-Giong-gio-do-len-dau-tac-gia/30127058/263/”, tác giả: Bùi Hoàng Tâm , đã đăng ngày 03-07-06 13:54.
Nhân vật trong bút ký bị kết tội thiếu ý chí chiến đấu, vô kỷ luật và đào ngũ. Gia đình bị cáo buộc bao che, dung túng. Tác giả bị quy kết viết sai sự thật, dàn dựng “hiện trường”, “lập hồ sơ ảo” nhằm bênh vực quyền lợi cho một kẻ đào ngũ…
Tác phẩm bị kết luận có nội dung kích động quần chúng, gây mất niềm tin với các cơ quan nhà nước, vi phạm nghiêm trọng chính sách hậu phương quân đội. Từ đó, gây tác hại to lớn đến tư tưởng và ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Toà báo, dù vô tình đã tiếp tay cho ý đồ của tác giả, cần phải xử lý để lấy lại niềm tin nơi độc giả…
Hai mươi năm sau, đọc lại bản “luận tội”, mồ hôi Minh Chuyên vẫn vã ra.
Thật ra, sự việc cũng sẽ trở nên cực kỳ đơn giản nếu lúc ấy, cơ quan chính sách nhận thấy những sai sót của mình, báo cáo trung thực với cấp trên, làm thủ tục và giải quyết chế độ, chính sách cho Trần Quyết Định, thế là xong. Việc nhầm lẫn trong chiến tranh là việc rất bình thường và khó tránh khỏi.
Thế nhưng lúc ấy, các cơ quan này lại không dùng phương pháp đơn giản song tối ưu đó. Để bảo vệ quan điểm của mình, họ đã tìm mọi cách để đối phó. Bởi vậy, tiếp sau đó là những ngày cực kỳ căng thẳng đối với Minh Chuyên. Sau này, anh viết: “Nhưng rồi niềm vui ngắn ngủi ấy đã qua đi. Thay vào đó là một chuỗi ngày căng thẳng, long đong bao người phải gánh chịu. Bắt đầu là những cuộc điều tra, xác minh bài ký. Nhiều đoàn chức năng và các cơ quan chính sách từ Trung ương, từ tỉnh, huyện về xã Minh Khai và gia đình anh Định để tìm hiểu sự việc.
Anh Định và ông Ngoạn (cậu của Định) phải viết gần chục bản tự thuật để gửi cấp trên và các đoàn đến xác minh. Rồi Định cùng với bố, vợ, anh em, cậu… được mời lên huyện để khai báo sự việc xung quanh bài ký. Chị Mị (vợ Định) bị chất vấn: “Nếu chị cam đoan sự việc của chồng chị như trong bài báo thì chị ký vào biên bản này”. Chị Mị đã trả lời: “Tôi cam đoan với các bác sự việc của chồng tôi đúng như bài báo đã nêu”. Và chị đã hai lần ký cam đoan với nội dung như thế”. Đặc biệt là báo cáo số 125 ngày 9/6/1988 gửi 7 cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương như một bản “luận tội” tác giả, nhân vật và toà báo.
Đối với bản thân Trần Quyết Định và gia đình, báo cáo kết luận: Khuyết điểm của Định là ý chí giảm sút, kỷ luật kém, đào ngũ sau khi ra viện, không về đơn vị. Bốn tháng sau, gia đình đôn đốc tìm đến đơn vị thu dung nhưng lại bỏ về. Theo quy định thì Trần Quyết Định phạm tội đào ngũ.
Về gia đình, biết Định đào ngũ vẫn bao che và nghiêm trọng hơn, còn tìm cách in sao những giấy tờ có lợi cho Định để được hưởng quyền lợi chính trị, kinh tế và để xoá đi kỷ luật đào ngũ.
Đối với nhà văn Minh Chuyên, bản báo cáo kết luận tác giả đã lợi dụng vào giấy báo tử, giấy chứng thương, giấy ra viện, giấy khen thưởng… để qua đó, làm nổi lên “cái cống hiến”, “cái hợp lý” trước đây mà cố tình giấu đi, lẩn tránh quãng thời gian sau này của Định. Điều đó chứng tỏ tác giả đã có chủ ý bênh vực quyền lợi cho một quân nhân đào ngũ, sa sút ý chí chiến đấu, đầu hàng khó khăn, vô kỷ luật.
Không chỉ dừng ở đó, báo cáo còn khẳng định Minh Chuyên đã dựa vào nghề làm báo quen biết các cơ quan rồi xin chứng nhận có chữ ký và đóng dấu để làm thủ tục khám thương cho Định rồi dựa vào để nói lên “sự phiền hà 16, 25 con dấu…”. Việc làm này thực chất là sắp đặt, dàn dựng một “hiện trường giả” để đưa vào bộ “hồ sơ ảo”… Từ đó kích động quần chúng, gây dư luận bất bình giữa quần chúng nhân dân với cơ quan nhà nước.
Những chi tiết nói Định đến khóc dưới mồ, mượn lời người mẹ để phê phán các cơ quan làm chính sách hậu phương quân đội nhằm kích động các gia đình liệt sĩ hoài nghi về cái chết của con em mình, hoài nghi về thủ tục báo tử liệt sĩ từ trước đến nay, tác hại nghiêm trọng đến tư tưởng và ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới.
Báo cáo còn nhấn mạnh: Chúng tôi nhất trí rằng cần phải đưa ra công luận những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ cơ quan, tổ chức nào kể cả lực lượng vũ trang. Nhưng nếu tác giả xuyên tạc sự thật, viết không đúng về nội dung và chi tiết như bài ký của Minh Chuyên đã dùng trên báo Thái Bình và báo Văn nghệ thì cần phải xử lý một cách nghiêm minh, quần chúng mới tin tưởng ở báo chí.
Đối với cơ quan báo chí, báo cáo đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị cho báo Văn nghệ công khai trước công luận những sai lầm về nội dung và chi tiết của bút ký. Đồng thời đề nghị Tỉnh uỷ Thái Bình chỉ đạo Ban Biên tập báo Thái Bình có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với tác giả Minh Chuyên, phải rút kinh nghiêm và trả lời công khai trước công luận.
Bằng kết luận này, các cơ quan chính sách đã khẳng định Trần Quyết Định là quân nhân vô kỷ luật, phạm tội đào ngũ. Đối với gia đình ông Vọng (bố Định) là thiếu trung thực, bao che nhằm mục đích cho kẻ đào ngũ được hưởng quyền lợi chính trị, kinh tế. Đối với tác giả Minh Chuyên là vu khống, dàn dựng “hiện trường giả”, “lập hồ sơ ảo”… nhằm bao che, bênh vực quyền lợi cho một quân nhân đào ngũ. Kích động quần chúng nhân dân, vi phạm nghiêm trọng chính sách hậu phương quân đội. Và đương nhiên với toà báo, dù với lý do gì thì cũng là tiếp tay cho ý đồ của tác giả.
Điều rất vui là sau này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tặng giải thưởng cho Minh Chuyên về những tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về đề tài LLVT&CTCM giai đoạn 1984-1994 trong đó có Thủ tục để làm người còn sống do Đại tướng Đoàn Khuê ký.
Tôi hỏi Minh Chuyên:
– Lúc đó, bác có sợ không?
– Sợ chứ. Vẫn biết cây ngay không sợ chết đứng nhưng biết đâu được vạ thì má đã sưng. Không phải ngày ấy mà đến tận bây giờ, gần 20 năm đã trôi qua với biết bao nhiêu sự từng trải nhưng hôm vừa rồi đọc lại bản báo cáo này, tôi vẫn còn ghê người, ông ạ – Minh Chuyên nói – Những việc nêu ra trong báo cáo là ghê lắm, toàn chuyện tày đình cả. Lúc đọc lại xong, mồ hôi mình vã cả ra.
– Trước khi viết, bác có lường đến đoạn trường sau này không?
– Không. Mình chỉ nghĩ cái sự việc nó diễn ra thế nào thì viết trung thực thế ấy để cứu giúp số phận oan khuất của một con người thôi. Là nhà văn lại từng mười năm trời sống trong quân ngũ, mình thương Định và cũng bất bình cho thân phận một người lính lạc đơn vị, bị báo tử nhầm, trở về đi gặp từ ông thiếu tá đến ông thiếu tướng chỉ để nói một điều rằng tất cả đã nhầm, xin sửa để được làm thủ tục của một người còn sống. Thế mà hàng chục năm vẫn không được.
Sau này, nghe nói phu nhân một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng lúc bấy giờ đọc xong bài ký đã bật khóc, nói với chồng rằng ông là lãnh đạo đất nước mà để xảy ra chuyện này à? Rồi chính vị lãnh đạo đó sau này chỉ thị cho các cơ quan chức năng yêu cầu xác minh, làm rõ và xử lý. Cũng chẳng ngờ tác phẩm của mình lại có tiếng vang lớn đến thế.
– Cái đoạn Trần Quyết Định khấn mộ mình ở nghĩa trang, bác viết: Người bạn vô danh dưới mộ ơi! Nấm mồ này lẽ ra người ta đã chôn cất tôi… Hẳn như phải nằm yên dưới nơi lạnh lẽo bạn nằm, chắc bố mẹ, anh em và cả tôi nữa chẳng phải long đong, lặn lội hết nơi này đến nơi khác. Hỡi người bạn vô danh, bạn sống khôn, chết thiêng hãy phù hộ cho tôi tránh được mọi rủi ro, phiền toái trong việc làm thủ tục để được nhận là một người còn sống… thấy nó toàn ngôn ngữ của các bố nhà văn. Đó là bác khấn chứ Định nào khấn thế?
– Đúng là mình khấn. Định nó chỉ khấn nôm na thôi. Nhưng đây là bút ký văn chương chứ không chỉ đơn thuần là một bài báo. Cũng vì chi tiết ấy mà sau này mình bị “quay” lên bờ xuống ruộng. Ông có tin rằng đã có lúc mình định rạch bụng ngay tại cuộc họp để chứng minh chân lý không? Minh Chuyên chợt hỏi tôi.
Nếu ở Cái đêm hôm ấy đêm gì? của nhà văn Phùng Gia Lộc là lời cảnh báo về sự xuất hiện của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, có nguy cơ trở thành “cường hào mới” ở nông thôn thì ở Thủ tục để làm người còn sống của nhà văn Minh Chuyên là lời dự báo về tệ quan liêu nhũng nhiễu, xa rời dân của một bộ phận công chức nhà nước.
Nếu những dự báo của nhà văn được lắng nghe hơn thì có lẽ nghị quyết về dân chủ cơ sở sẽ được ban hành sớm hơn (trước khi có sự kiện mất ổn định ở Thái Bình). Và công cuộc cải cách hành chính cũng sớm hơn và hiệu quả hơn.
Nhà thơ Bùi Hoàng Tâm
*** *** *** ***
Bùi Hoàng Tâm
Kỳ tiếp theo: Kỳ V: 17 cuộc họp và ý đồ rạch bụng. Sẽ đăng trên blog này ngày 07-04-19. Xem tại đây.

 


Bình luận về bài viết này

Quả bom thời hậu chiến – Kì 3: “Cơn địa chấn” bàng hoàng xã hội

Quả bom thời hậu chiến – Kì 3: “Cơn địa chấn” bàng hoàng xã hội
Copy từ http://trannhuong.net/tin-tuc-4713/qua-bom-thoi-hau-chien–ki-3-con-dia-chan-bang-hoang-xa-hoi.vhtm , tác giả: Bùi Hoàng Tâm , đã đăng ngày 23/06/2010 – 07:24.
Hàng trăm trăm bức thư, điện thoại gọi về toà soạn và tác giả để cám ơn. Nhiều nhà văn, nhà thơ động viên, khích lệ. Phu nhân của một vị lãnh đạo cao cấp độc bài báo rồi nói với chồng rằng ông là lãnh đạo đất nước sao lại để xảy ra tình trạng này? Thường trực ban bí thư gửi công văn yêu cầu xác minh sự việc để xử lý. “Viên đạn” được bắn từ phía đồng nghiệp mở màn cho những trận giông gió sau này.
Chỉ mấy ngày sau khi bút ký “Thủ tục dể được làm người còn sống” được in kín trang nhất báo Văn nghệ số 1280 ra ngày 14/5/1988, một “cơn địa chấn” đã nổ ra. Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy người ta bàn tán về bài báo. Mỗi tuần có hàng trăm cuộc điện thoại, thư của bạn đọc cả nước gửi chung cho toà soạn và gửi riêng cho tác giả.
Như tất cả những người cầm bút, khi thấy bài viết của mình được độc giả đồng tình và đón nhận, Minh Chuyên thực sự sung sướng và xúc động. Nhất là với những lá thư của những người lính, vốn là đồng đội của anh. Người ta bực dọc, tức giận, thậm chí không ít người tỏ ra phẫn nộ trước sự quan liêu, tắc trách của một số cán bộ làm công tác chính sách.
Ở huyện Vũ Thư, quê hương của Trần Quyết Định, có hẳn một ban bạn đọc đoàn kết với Trần Quyết Định, sẵn sàng đi bất cứ đâu để đòi quyền lợi cho anh. Những bạn bè văn chương cũng hết sức thán phục và không ngừng động viên khích lệ anh. Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu từ Hà Nội gửi thư về cho anh, viết: “Qua những trang viết của anh, người đọc biết được những sự thật lớn lao và khủng khiếp của cuộc chiến tranh dội xuống xứ sở của chúng ta, làm biến dạng, hủy hoại đau đớn bao sinh mệnh những con ngư¬ời. Nhân vật anh thương binh Trần Quyết Định cực kỳ “bi đát:”.
Nếu không có bài bút ký của Minh Chuyên, chắc Trần Quyết Định vẫn là một hồn ma xác thịt. Anh sẽ tự thờ cúng linh hồn anh cho đến phút lìa đời”. Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn thốt lên: Tôi đã từng gai người khi đọc “Thủ tục để làm người còn sống”…
Nhà lý luận phê bình Lê Quang Trang đánh giá “Thủ tục làm người còn sống” của Minh Chuyên là một bút ký xuất sắc bênh vực công lý, gây tiếng vang rộng khắp trong dư¬ luận bạn đọc và đời sống xã hội. Nhà thơ Nguyễn Hoa, người bạn văn chương mà sau này trong nhiều lần đi hầu kiện ở Hà Nội, anh thường hay phải đến nhà tá túc đã viết một bài thơ dài tặng anh, trong đó có những đoạn:
Bạn yêu sự công bằng, bạn tin sự công bằng
cùng người lạc ngũ đi tìm đơn vị…
Chiếc ba lô kẻ cắp nẫng đầu năm
bỗng cùng nhau thành kẻ ăn xin
kẻ nhảy tàu, bốc mướn…
Để đi đến bao nhiêu nơi bạn
một lá đơn năm dấu đỏ son
Cực làm sao khi ấy phải viết lên
“Thủ tục để làm người còn sống”
Trời cao đất rộng
Sao lòng người không mênh mông?
*** *** *** ***
Viết để mong đỡ người lạc mà thôi
Để người lạc trở về như người có
Không muốn thương binh giả, người giả
Mười năm đi xin làm thủ tục đời mình
Để được sống mình là người thực…
Viết để mong người lạc được giãi bày
để công bằng, công bằng được trả
để mẹ khỏi héo hon, mở mặt mở mày…
*** *** *** ***
Từ Toà soạn báo Văn nghệ, nhà thơ Bế Kiến Quốc gửi thư về thông báo bài bút ký có dư luận rất tốt, nhiều bạn đọc gửi thư về khen ngợi. Tại quê hương Trần Quyết Định, dư luận nhân dân càng phấn khởi vì dù chưa có kết quả nhưng sự thật đã được giãi bày trên báo chí. Họ hy vọng chắc chắn trong một ngày gần nhất, mọi oan ức sẽ được giải quyết thấu đáo. Bí thư Đảng uỷ xã đã thay mặt đảng uỷ, UBND cám ơn tác giả. Sau này khi đã lên công tác ở Đài Truyền hình Việt Nam, Minh Chuyên còn được biết phu nhân của một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng khi đó đọc bài báo đã tỏ ra rất bất bình, nói với chồng rằng ông là người lãnh đạo đất nước, sao lại để xảy ra những oan khuất như thế này. Ngày đó, những bạn viết ở Thái Bình chúng tôi rất phấn khởi và tự hào về anh. Minh Chuyên cũng rất phấn khởi. Anh không ngờ bài báo của mình lại được dư luận quan tâm đến thế.
Theo Minh Chuyên kể lại, việc anh gửi bút ký này cho báo Văn nghệ là chuyện khá tình cờ. Khoảng đầu năm 1988, một số nhà văn, nhà thơ, cộng tác viên báo Văn nghệ có về Thái Bình tổ chức hội thảo về vai trò của tờ báo với các vấn đề về nông nghiệp và nông thôn. Đoàn gồm các nhà văn, nhà thơ Bế Kiến Quốc, Phùng Gia Lộc (tác giả “Cái đêm hôm ấy đêm gì” khi đó đang rất nổi tiếng), Hoàng Hữu Các (tác giả bút ký Tiếng đất cũng đang gây xôn xao dư luận)… do nhà văn Nguyên Ngọc dẫn đầu. Tại hội thảo, Tổng biên tập Nguyên Ngọc kêu gọi các tác giả hãy viết bài cho báo Văn nghệ nên Minh Chuyên đã đưa bút ký này cho Bế Kiến Quốc.
– Tôi đưa bản thảo cho Bế Kiến Quốc và thấy ông ấy đọc ngay – Minh Chuyên kể – Nhìn thấy khuôn mặt ông ấy luôn luôn chuyển động, khi nhíu mày, khi cau trán, lúc co lại, lúc giãn ra có vẻ rất phấn khởi, tôi mừng lắm. Đến khi giải lao, Bế Kiến Quốc ra bắt tay tôi nói: Kinh hoàng quá. Nhưng ông có “sáng tác” không đấy? Tôi cam đoan với ông ấy là đúng đến từng chi tiết, thậm chí còn chưa nói hết sự thật, Bế Kiến Quốc thốt lên: Vô lý thật. Chả lẽ ở đời lại có sự vô lý đến thế. Rồi ông Quốc hạ giọng: Ông để cho chúng tôi, đừng đưa cho ai nhé. Tôi bảo phải đưa báo Thái Bình vì đây là bài tôi viết theo kế hoạch và nhiệm vụ ban biên tập giao. Nhà thơ Bế Kiến Quốc suy nghĩ một lát rồi gật đầu giao hẹn: Thôi được, nếu chỉ in ở Thái Bình thôi thì được.
Tôi hỏi lại: Thế bao giờ báo Văn nghệ in? Ông Quốc bảo: Mình không có quyền quyết định cuối cùng nhưng mình tin anh Nguyên Ngọc sẽ đồng ý cho đi. Thành thật là cho đến bây giờ, mình vẫn biết ơn Bế Kiến Quốc rất nhiều và cũng rất khâm phục anh Nguyên Ngọc. Theo mình, có lẽ anh là tổng biên tập dũng cảm, bản lĩnh và “sáng giá” nhất từ trước đến nay của báo Văn nghệ. Nếu không có một biên tập viên như Bế Kiến Quốc, một Tổng biên tập như Nguyên Ngọc thì bài báo không thể ra đời và số phận của Trần Quyết Định không biết rồi sẽ ra sao?
Khi bút ký được đăng ở báo Thái Bình, cũng thấy sự xôn xao. Thế nhưng có lẽ do báo tỉnh, nên nó cũng chỉ xao động lên được một thời gian ngắn rồi chìm vào tĩnh lặng. Chỉ đến khi báo Văn nghệ in lại, nó mới lại chấn động dư luận như vậy. Thế mới thấy những người viết văn, làm báo ở địa phương thiệt thòi như thế nào. Hay cũng ít người biết, dở cung ít người hay. Mà với người cầm bút, không gì buồn bằng những bài viết của mình rơi tõm vào quên lãng.
Nên khi thấy tác phẩm của mình được bạn đọc cả nước và cả nước ngoài quan tâm, Minh Chuyên mừng lắm. Nhất là khi đó, anh mới chỉ là nhà báo “cấp tỉnh” nên niềm vui càng lớn hơn rất nhiều. Cái niềm vinh quang ấy, Minh Chuyên được hưởng không lâu. Một buổi sáng vừa đến cơ quan, mấy đồng nghiệp đã kéo anh ra thì thầm:
– Ông sắp “đi” rồi?
– Đi đâu? Minh Chuyên hỏi.
– Đi “tây” chứ còn đi đâu nữa. Ông cứ chờ ít phút nữa là biết ngay thôi.
Và quả nhiên chỉ mấy phút sau, Tổng biên tập báo Thái Bình Nguyễn Như Hinh gọi Minh Chuyên lên phòng để báo cáo lại toàn bộ sự việc cũng như yêu cầu cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan.
Ông Hinh nói: – Văn phòng tỉnh uỷ vừa thông báo, đồng chí Đỗ Mười, thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng chỉ thị phải làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân có liên quan. Như vậy là ý kiến chỉ đạo rất rõ ràng, nếu chúng ta sai, chúng ta phải chịu trách nhiệm còn nếu các cơ quan chính sách sai, họ phải chịu. Bây giờ ông về chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ. Sự việc chắc không đơn giản đâu. Rồi có lẽ sợ Minh Chuyên hoảng, ông Hinh động viên: Cứ yên tâm củng cố tài liệu, Ban biên tập luôn đứng bên cạnh cậu.
Khi đó, Minh Chuyên đã lờ mờ cảm thấy sự rắc rối, cam go nhưng không ngờ sự việc lại căng thẳng, quyết liệt như sau này anh phải trải qua. Lúc ấy, anh chỉ nghĩ đơn giản những việc mình nêu ra là 100% sự thật, với động cơ trong sáng là đấu tranh chống lại tệ quan liêu theo tinh thần bài báo Những việc cần làm ngay của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và với mục đích rất rõ ràng là dành lại quyền lợi chính đáng cho một người lính. Tuy khi đó đã ở tuổi “tứ thập bất hoặc” nhưng hình như anh còn quá ngây thơ để hiểu rằng chân lý không phải là cái tự có mà nó nhiều khi phải trả bằng máu và nước mắt.
Đòn đau nhất khiến Minh Chuyên hoang mang, thất vọng nhất là một bài báo của một bạn viết đồng thời cũng là một đồng đội của anh. Bài báo đã qui chụp anh không tiếc lời với những tội tày đình là bịa đặt. Rồi tác giả răn dạy: Thủ tục để làm người còn sống là một bài ký và là một tác phẩm văn học, người viết có thể hư cấu nhưng hư cấu ở ký không giống như hư cấu ở tiểu thuyết hay truyện ngắn… Tác giả bài ký, thành tâm nhưng đã hiểu lầm là người viết ký được quyền hư cấu như thế nào… Nghĩa là anh không có động cơ xấu. Do đó, nên thể tất cho tác giả bài ký ở chỗ này. Dù sao, “Thủ tục để làm người còn sống” cũng để lại cho những người viết văn trẻ và những người làm báo một bài học về phương diện nghề nghiệp. Điều rất vui là sau này khi gặp lại, chính nhà phê bình đó nói rằng sự việc lúc ấy nó thế nên phải thế. Đây cũng là tạp chí in rất nhiều bài của Minh Chuyên. Cuộc đời nhiều khi kể cũng vui!
Bùi Hoàng Tâm
Kỳ IV: Giông gió đổ lên đầu tác giả. (Sẽ đăng trên blog này ngày 01-04-2019). Xem tại đây.

 


Bình luận về bài viết này

Kỳ II: Cuộc ăn mày oan nghiệt

Thủ tục để làm người còn sống – “Quả bom” thời hậu chiến:
Kỳ II: Cuộc ăn mày oan nghiệt
Copy từ https://dantri.com.vn/phong-su-ky-su/ky-ii-cuoc-an-may-oan-nghiet-1150841120.htm , tác giả: Bùi Hoàng Tâm , đã đăng ngày 20/06/2006 – 14:50.
DÂN TRÍ: Để viết tác phẩm này, Minh Chuyên đã theo đuổi nhiều năm trời trong đó, gần 2 năm trời tác giả tự nguyện cùng với nhân vật đi hàng chục chuyến, đến hàng chục cơ quan vượt hàng ngàn km gặp hàng trăm nhân chứng. Chỉ riêng tiền photo tài liệu đã hàng trăm ngàn đồng (tiền năm 1988).
Có lẽ ở ta, hiếm có tác phẩm nào lại được thực hiện kỳ công như vậy và cũng hiếm có nhà báo, nhà văn nào nhập cuộc đầy dấn thân như vậy. “Nhiều lúc nản lắm nhưng vì tình đồng đội mà cố” (Minh Chuyên). Hành trình đó, đã được Minh Chuyên kể lại trong tác phẩm.
Hồ sơ của Định lại theo Minh Chuyên lên Hà Nội đến Cục Tổ chức động viên. Lên từ thứ ba, chiều thứ năm mới đúng ngày trực. Tiếp tôi hôm ấy là một đại uý chừng năm mươi tuổi, người thấp nhỏ. Sau mới biết anh tên là Bảo. Đại uý Bảo xem lướt hồ sơ rồi nói:
– Lính quân đoàn X- à? Trường hợp này chúng tôi giới thiệu đồng chí về đơn vị giải quyết nhé?
– Báo cáo anh, đơn vị ở mãi Campuchia.
– Không, đã chuyển ra ngoài Y rồi – Đại uý Bảo nói.
– Thưa anh, mấy năm trước gia đình đã đưa em Định đi tìm đơn vị ở trong Nam, mãi không thấy. Giờ lại tìm ngoài Bắc, biết ở đâu mà tìm?
Thấy anh Bảo im lặng, tôi nói tiếp:
– Các anh dưới tỉnh nói chỉ cần trên này ghi mấy chữ chuyển Bộ chỉ huy quân sự tỉnh là ở dưới đó các anh ấy làm. Thực tế, nhiều trường hợp tỉnh đã giải quyết rồi mà.
Tôi dẫn chứng và nài mãi, cuối cùng, bất đắc dĩ đại uý Bảo mới hạ bút ghi sau tờ giấy giới thiệu “Chuyển Bộ Chỉ huy Quân sự Thái Bình. Trường hợp đồng chí Trần Quyết Định theo nguyên tắc thì E24 phải giải quyết. Nhưng theo nguyện vọng và tình hình cụ thể của đồng chí Định, tỉnh xem xét nếu giải quyết được thì giải quyết. Cục không làm cụ thể được”.
Trở về Thái Bình, hai, ba lần đến Ban Tổ chức động viên tỉnh đội, chúng tôi đều được trả lời “Cục ghi toàn những ý lấp lửng, không dứt khoát, chúng tôi giải quyết làm sao được?”.
Tôi lại lên Hà Nội, gặp đại uý Bảo. Anh Bảo nói:
– Thôi được, chúng tôi sẽ linh động làm một quyết định bổ sung quân số cho quân khu. Một quyết định đề nghị địa phương giải quyết chính sách cho anh Định. Tuần sau đồng chí lên nhé.
Tôi về kể lại, nhà Định mừng lắm. Nhưng khốn thay, tuần sau lên gặp, anh Bảo lại lắc đầu:
– Trường hợp của Định, chúng tôi có hướng giải quyết như lần trước nói với anh. Nhưng khi xin ý kiến, các đồng chí lãnh đạo Cục yêu cầu phải chuyển tới đồng chí Tham mưu trưởng sư 10 giải quyết. Sư 10 bây giờ đóng quân khu vực Y, đồng chí đến ga… Rẽ phải. Hỏi thăm vào… rồi đến…
Nói xong, anh Bảo trả lại tập hồ sơ kèm theo tờ công thư ký ngày 9/10/1987 gửi Tham mưu trưởng sư 10. Anh Bảo dặn thêm “Phải cố gắng tìm gặp đồng chí Tham mưu trưởng mới giải quyết được”. Nhưng xem công thư, thấy Cục chỉ đề nghị sư 10 xác minh và cho hướng giải quyết chứ không phải đề nghị giải quyết.
Lần này về, đọc tờ công thư, nhiều người nản lòng. Suốt mấy năm trời tập hồ sơ đã đi qua nhiều cửa, từ xã lên huyện, lên tỉnh lên trung ương, tới cả Cục Tổ chức động viên của Bộ Tổng tham mưu mà cửa nào cũng chỉ được ghi vào góc đơn mấy chữ quen thuộc cho hướng giải quyết, đề nghị nghiên cứu, xác minh, giúp đỡ, xem xét…
00O00 *** 00O00
Một số người an ủi:
– Thôi, leo cây sắp đến buồng, cứ cố gắng đi một vài chuyến nữa, may ra thì…
Nhưng hoàn cảnh nhà Định không có điều kiện đi ngay được. Phải gần một tháng sau, Định mới cơm đùm, cơm gói lên đường. Bảy ngày sau, anh phờ phạc quay về. Ở khu vực đại uý Bảo hướng dẫn, có nhiều đơn vị đóng quân, Định không tìm được sư 10. Hết tiền ăn, anh phải bỏ về.
00O00 *** 00O00
Lại gần hai tháng nữa chuẩn bị, vay mượn tiền nong. Lần này cả tôi và Định cùng ra đi. Thấy chúng tôi rậm rịch chuẩn bị lên đường, anh Đoàn Duyến thương binh hạng 3, bạn tôi rỉ tai:
– Dấn vào cho xong! Việc gì phải đi mãi cho mệt!
Tôi bảo:
– Trường hợp của anh Định bị thương là sự thật, lại đầy đủ giấy tờ…
Anh Duyến mỉm cười:
– Giấy tờ, thật giả, bây giờ người ta có quan tâm lắm đâu. Cứ có khoản kia là xong tất. Còn không á, có khi thật lại hoá giả. Mấy tay ở La Sào, đánh đấm gì đâu vẫn có sổ thương binh nghiêm. Khối tay thương binh loại hai chạy lên hạng 1. Thằng T. con ông Đ, khoẻ như trâu về hưởng chế độ mất sức. Đấy, chúng nó mạnh vì gạo, bạo vì tiền!
– Nhưng hoàn cảnh nhà Định, gạo còn chả đủ ăn, lấy đâu mà mạnh, mà bạo – Tôi nói.
00O00 *** 00O00
– Còn hơn tàu xe vào Nam ra Bắc, tốn quá ấy chứ! Không có, phải cố mà lo. Cứ đi mãi, liệu bao giờ mới giải quyết được?
Tôi và Định vẫn quyết định đi theo hướng đã chọn, kiên nại và chịu khó, dù có phải vất vả. Vì chúng tôi vẫn tin, ở đời không phải mọi chuyện đều bi quan, tiêu cực như anh Đoàn Duyến nghĩ…
Đầu xuân năm 1988, khi đợt rét cuối mùa dai dẳng còn bứt vào da thịt, tôi và Định lại lên đường đến khu vực Y tìm sư 10. Thật không may, sư đoàn vừa chuyển vào làm kinh tế ở Tây Nguyên. Chán chường, mệt mỏi, thất vọng, hai chúng tôi cuốc bộ ra ga nhảy tàu về xuôi. Rủi ro không chỉ có thế, trong nhà chờ vừa đông, vừa tối lại nhốn nháo, loáng cái, kẻ cắp đã nẫng mất chiếc ba-lô của Định. Chăn màn, quần áo, cơm nắm, tép khô, cả tiền nong mất sạch. May mà hồ sơ, giấy tờ, chứng minh thư, Định đút túi áo trong nên vẫn còn. Thế là chúng tôi lâm vào cảnh thật khó xử: Đi thì dở, ở lấy gì mà ăn, về tiền đâu mua vé!
00O00 *** 00O00
Mười giờ đêm, sau hồi còi dài lanh lảnh, đoàn tàu hối hả, xả hơi, từ từ, dừng lại trước sân ga. Chúng tôi nhanh chân leo lên toa số 7. Ngồi vừa ấm chỗ, một nhân viên nhà ga, người cao to, tay đeo băng đỏ, hông lắc lư xà cột đen xộc đến kiểm tra vé. Định giơ hồ sơ, giấy tờ ra trình bày, xin đi nhờ. Anh nhân viên gạt đi. Tôi trình bày lại hoàn cảnh mất cắp, anh nhân viên nắm cổ tay tôi, tay kia túm áo Định, sừng sộ kéo chúng tôi ra cửa toa. Trước hàng trăm con mắt đổ về phía mình, tôi hổ thẹn nhảy xuống ngay. Còn Định cứ bám chặt vào chấn song toa tàu. Anh thanh niên đẩy một cái. Định ngã ngửa đập đầu xuống rìa đường. Tôi lao tới đỡ anh dậy. Định nhăn mặt nén đau, lại nằm xuống.
Đêm ấy, chúng tôi đành nhịn đói ngồi ôm nhau cho đỡ rét, đợi sáng. Hôm sau, không còn cách nào khác, chúng tôi đành phải nhẫn nhục hành khất để lấy tiền mua vé. Trong phòng đợi tàu, tôi lân la đến bên một ông chừng năm chục tuổi, đeo kính, mặc com lê, thắt ca-la-vát đỏ, ngồi cạnh một chiếc va ly màu da đồng. Đoán ông là cán bộ dễ thông cảm, nhưng ngập ngừng mãi, tôi mới dám nói:
00O00 *** 00O00
– Thưa bác, hai anh em cháu đi tìm đơn vị đề giải quyết chính sách. Chẳng may bị kẻ cắp lấy hết, không còn đồng nào mua vé. Xin bác thông cảm giúp chúng cháu một tý!
Ông ta nhìn tôi lạnh lùng, rồi lắc đầu:
– Không có tiền!
Đến bên một người trung niên, mặc áo măngtôsan màu sữa, đầu đội mũ phớt, đứng dựa vào bức tường nhà ga. Định run run trình bày rồi hỏi xin. Anh ta hất hàm:
– Làm mà ăn! Trông người như thế, xin không nhục à?
Một cái gì nhói trong lồng ngực, tôi vờ quay mặt đi. Định không dám nói gì thêm, lẳng lặng lùi ra. Lúc này tôi mới thấu hiểu nỗi cực nhục của những người đi ăn mày mà hàng ngày vẫn gặp. Nhưng chẳng còn cách nào khác. Đói thì cố nhịn, nhưng tiền mua vé lấy đâu ra? Lại đành phải…
Chúng tôi lững thững tới chỗ hai anh bộ đội ngồi ngoài sân ga. Lúc đầu, họ nghĩ bọn tôi là kẻ cắp vờ để chôm chỉa. Sau tin, một anh móc túi áo đưa cho Định tờ hai chục ngàn đồng. Chúng tôi cảm ơn, ra mấy chỗ người xách túi đứng sát đường ray. Người thì lắc đầu, người thì mở ví lấy cho mươi đồng. Ít nhiều cũng là quý, chúng tôi không dám nài thêm. Một bà buôn sắn bảo:
– Tí nữa tàu dừng, chuyển hộ mấy bì này lên, tôi cho tiền!
Ăn cơm nắm từ trưa hôm trước, khiêng mấy bao sắn nặng, tôi và Định bủn rủn chân tay. Định run như người sắp lên cơn sốt, mặt anh tái mét, nhợt nhạt, mắt lờ đờ, mồ hôi trán vã ra. Tôi hoảng quá, sợ anh bị choáng. Bà buôn sắn trả công một trăm rưởi. Định phải mấy lần ngửa tay nữa, chúng tôi mới gom đủ tiền mua hai cái vé tàu xuôi…
Gần nửa tháng sau, bận công tác, tôi không có dịp về thăm nhà. Bỗng một hôm nhận được tin Định đang phải cấp cứu ở bệnh viện. Lòng tôi đau nhói. Tôi nghĩ, có lẽ Định đã liều mình nên mới phải đi cấp cứu. Tôi sực nhớ hôm ở trên tàu quay về, Định gục vào vai tôi, vừa sụt sùi khóc, vừa nói: “Em chả thiết sống nữa. Hẳn như phải nằm dưới mộ ở nghĩa trang Thạch Tây, gia đình em lại được vẻ vang, anh em mình cũng chẳng đến nỗi chịu khổ nhục như thế này…”.
00O00 *** 00O00
Đến bệnh viện, tôi mới hay không phải như mình đoán. Định bị choáng và ngất, có lẽ tại anh nghĩ ngợi và dằn vặt quá nhiều?
Ngồi đối diện với tôi bên giường bệnh, ông Vọng đặt bàn tay đen sạm dăn deo lên trán Định, ngẩng lên nói với tôi:
– Hôm nào em nó khỏi, hai anh em lại cố đi chuyến nữa, may ra tìm được ông sư trưởng…
Tôi gật đầu để ông yên tâm mà lòng cứ miên man nghĩ về những điều rủi may của Định. Từ ngày sống sót về quê, Định có ham muốn gì lớn ngoài cái nguyện vọng rất chính đáng là có những giấy tờ cần thiết để làm một người sống bình thường?
Vậy mà, đã mười năm rồi, mười năm lận đận long đong, anh vẫn chưa lo nổi cái thủ tục bình thường để được làm một người còn sống.
Bùi Hoàng Tâm
Kỳ III: “Cơn địa chấn” bàng hoàng xã hội. (Sẽ đăng trên blog này, sau kỳ II 120 phút – Xem tại đây.)

 


Bình luận về bài viết này

Kỳ I: Số phận bi hài của một người lính

 

Thủ tục để làm người còn sống – “Quả bom” thời hậu chiến:
Kỳ I: Số phận bi hài của một người lính
Copy từ https://dantri.com.vn/phong-su-ky-su/ky-i-so-phan-bi-hai-cua-mot-nguoi-linh-1150219463.htm , tác giả: Bùi Hoàng Tâm , đã đăng ngày 13/06/2006 – 10:27.
Dân Trí: Gần 6 tháng trời với 15 cuộc họp lớn nhỏ từ địa phương dến T.Ư, có những cuộc họp lên dến 17 thành phần tham dự. Hàng trăm biên bản đã được lập, hàng chục bản tường trình được viết và cũng ngần đó bản thông báo được các cơ quan chức năng gửi đi. Tác giả đã từng có ý định rạch bụng mình để minh chứng sự thật.
Nhân vật trong tác phẩm đã hơn một lần hoảng loạn tính đến việc quyên sinh khiến tác giả phải quỳ xuống xin nhân vật đừng làm điều nông nổi. Biên tập viên gửi thư cho tác giả rằng nếu có mệnh hệ gì cũng không ân hận “vì chúng ta đã đứng ra bảo vệ danh dự cho một con người, nhất là khi đó lại là một người lính”. Tổng Biên tập nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình. Phu nhân của một vị lãnh đạo cao cấp sau khi xem bài báo đã nói với chồng rằng ông là người lãnh đạo cao cấp của đất nước, sao để xảy ra vụ việc này. Và hơn cả, là hàng ngàn bài viết, thư, điện thoại gửi về Tòa soạn, cho tác giả biểu lộ sự đồng tình. Đó là số phận của bút ký “Thủ tục để làm người còn sống” của nhà văn Minh Chuyên in trên báo Văn nghệ số 19 – tháng 5/1988.
Sau đổi mới (1986), nhiều tác phẩm “nảy lửa” xuất hiện trên báo chí như: Lời khai của bị can – Trần Huy Quang, Người đàn bà quỳ – Nguyễn Văn Ba, Tiếng hú những con tàu – Nguyễn Thị Vân Anh, Con đường có máu chảy – Trần Quang Quý, Tiếng đất của Hoàng Hữu Các… Trong số đó “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc và “Thủ tục để làm người còn sống” của Minh Chuyên là 2 trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tạo một “cơn địa chấn bàng hoàng” trong đời sống xã hội. Điều ngạc nhiên là cả hai bút ký này đều mang cái âm hưởng của văn học hiện thực Việt Nam mà hai bậc thầy là Ngô Tất Tố và Nam Cao. Nếu trong “Cái đêm hôm ấy đêm gì” phảng phất cái không khí âm âm, u u của “Tắt đèn” với tiếng trống thúc thuế, thu sưu thì trong “Thủ tục để làm người còn sống” của Minh Chuyên lại phảng phất, lại ám ảnh cái không khí của buổi Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến. Có khác chăng ở chỗ Chí Phèo là gã du thủ, du thực, “con ác thú” của làng Vũ Đại, gã nông dân bị lưu manh hoá đến nhà cụ Bá để đòi “làm người lương thiện” thì anh lính nông dân bị lạc đơn vị, bị báo tử oan Trần Quyết Định đội đơn 10 năm đến rất nhiều cơ quan công quyền để đòi một điều đơn giản hơn nhiều là thủ tục để được làm… người còn sống, một nông dân xã viên hợp tác xã bình thường. Cái bút ký “như một quả bom” này đã gây cho Minh Chuyên nhiều khốn đốn nhưng nó đã đặt nền tảng cho một nhà văn viết bút ký giàu tiềm năng, dốc lòng cho một lý tưởng dùng ngòi bút để bảo vệ những thân phận thấp hèn, đấu tranh cho công bằng và khắc họa những số phận bi thương của người lính sau chiến tranh.
Đây không phải là một vụ án bởi chưa có ai là bị can, cũng chẳng có phiên tòa được mở. Thế nhưng cả nhân vật và tác giả đã từng bị các cơ quan chính sách khép vào những tội hết sức tày đình, khiến cả hai đã không dưới một lần có ý định quyên sinh. Câu chuyện được ghi lại theo lời kể của Nhà văn Minh Chuyên như minh chứng cho một chặng đường đổi mới của báo chí Việt Nam.
Vào một ngày cuối năm 1987, anh thương binh Đoàn Duyến gặp Minh Chuyên, bảo:
– Mày là thằng lính, toàn đi viết văn, viết báo ở đâu đâu. Thằng Định người xã mình oan khuất đã 10 năm nay sao không viết mà kêu cho nó. Mày “trơn lông, mượt da” quên hết những thằng đồng đội rồi sao?
Minh Chuyên về quê, đến nhà Trần Quyết Định tìm hiểu sự việc. Nội dung câu chuyện tóm lược như sau:
Trần Quyết Định sinh năm 1958 tại làng Nguyệt Lãng, Minh Khai, Vũ Thư, Thái Bình. Năm 1977 nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường biên giới Campuchia. Ngày 29/12/1978, gia đình nhận được giấy báo tử “đã anh dũng hi sinh tại biên giới Tây Nam” do Chính uỷ Lê Minh Châu ký. Thế nhưng hơn 9 tháng sau, vào ngày 31/12/1979, Trần Quyết Định khoác ba lô lù lù trở về. Nguyên nhân sự nhầm lẫn này là do trong một trận đánh tại cao điểm 62 ở Tân Biên (Tây Ninh), Định bị thương nặng, được điều chuyển qua nhiều Quân Y viện chữa trị và khi khỏi bệnh, ra viện thì đơn vị đã sang chiến đấu bên chiến trường nước bạn. Thực ra, chuyện nhầm lẫn như vậy không phải là chuyện lạ trong chiến tranh. Thế nhưng một người lính thất lạc đơn vị, từ cõi chết trở về bằng xương bằng thịt đã vấp phải sự quan liêu của cả một hệ thống cơ quan chính sách nên mười năm trời đằng đẵng hết vào Nam, ra Bắc, hết lên tỉnh, xuống huyện, lên đến tận Thủ đô chỉ để làm một việc đơn giản hãy cho tôi “thủ tục để làm người còn sống” mà không được.
Đã 10 năm nay, Trần Quyết Định sống trong sự nghi kị về những “khuất tất” của bản lý lịch. Có người còn nói thẳng, hay là anh đào ngũ. Những điều ong, tiếng ve đã khiến Định day dứt, đau khổ. Anh đã nhiều lần vào tận miền Nam để tìm nhưng đơn vị liên tục thay đổi địa điểm đóng quân. Ngày đó, việc đi lại rất khó khăn. Đã có lần Định tìm đến nghĩa trang 1Đ, xã Thạch Biên (Tân Biên). Anh rùng mình khi thấy ngôi mộ số 2, hàng 5 tấm bia ghi rõ: Trần Quyết Định… Hi sinh ngày… Quê quán Nguyệt Lãng, Minh Khai, Vũ Thư, Thái Bình. Một cảm giác lành lạnh sống lưng. Định quỳ xuống khấn: “Người bạn vô danh dưới mộ ơi! Nấm mồ này lẽ ra người ta đã chôn cất tôi. Nhưng ở đời còn có sự rủi may, nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn rủi ro đã làm bao nhiêu người phải vất vả, oan ức, khổ đau. Bố mẹ gia đình bạn biết ở đâu mà tìm, dù chỉ là tìm đúng nắm xương của con mình đem về an táng nơi quê cha đất tổ…
Còn tôi, may mà cũng chẳng may. Hẳn như phải nằm yên dưới nơi lạnh lẽo bạn nằm, chắc bố mẹ, anh em và cả tôi nữa chẳng phải long đong, lặn lội hết nơi này đến nơi khác… Hỡi người bạn vô danh, bạn sống khôn, chết thiêng hãy phù hộ cho tôi tránh được mọi rủi ro, phiền toái trong việc làm thủ tục để được nhận là một người còn sống”. Xúc động trước số phận của người đồng đội, Minh Chuyên đề xuất với Toà soạn báo Thái Bình (nơi anh công tác) cho anh theo đuổi vụ việc này với hai lý do. Một là trực tiếp đi làm thủ tục để giải toả tâm lý, đòi lại quyền lợi chính đáng cho Trần Quyết Định. Hai là được tận mắt chứng kiến để lấy tư liệu cho bài viết. Rất may cho Minh Chuyên, Tổng Biên tập báo Thái Bình Nguyễn Như Hinh đã sốt sắng ủng hộ.
Lần đầu tiên đến nhà Trần Quyết Định, Minh Chuyên không khỏi giật mình. Nhà Định gieo neo quá. Hai bố mẹ già, ba đứa con dại, một người vợ ốm yếu và một người chồng bệnh tật. Người lính trở về vốn đã khó khăn huống hồ Định lại là người lính ốm đau, tật bệnh trở về không chế độ, không cả ruộng vườn. Đó là chưa kể tiền nong tích cóp được bao nhiêu đổ cả vào thuốc men và những chuyến vào Nam, ra Bắc để làm thủ tục. Ông Vọng (bố Định) giọng thều thào nói với Minh Chuyên:
– Anh cố gắng giúp em nó với. Khổ nó quá! Sống sót về được mà như người đào ngũ. Anh làm cán bộ nhà báo ở tỉnh, may ra nói họ nghe. Hồi này tôi yếu lắm rồi, đi xa không được nữa. Trăm sự nhờ anh.
“Tôi cầm tập hồ sơ của Trần Quyết Định gồm 18 thứ giấy tờ với 24 chữ ký và 24 dấu đỏ – Minh Chuyên kể – Riêng hai tờ đơn xin làm thủ tục phục viên và giám định thương tật có tới năm, sáu cơ quan chính sách, chính quyền giới thiệu lòng vòng, nơi này kiến nghị nơi kia xem xét, nơi kia lại đề nghị nơi này xem xét, giải quyết. Nghĩa là hết kính chuyển lại… kính chuyển. Chủ tịch xã Minh Khai ghi: “Đề nghị cấp trên xem xét, giải quyết…”. Trưởng phòng TB&XH huyện đề: “Chuyển Sở TB&XH nghiên cứu, giúp đỡ…”. Sở TB&XH kiến nghị: “Chuyển Ban Chính sách Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đề nghị các đồng chí tạo điều kiện thuận lợi để anh Định được làm thủ tục của một quân nhân trở về”. Huyện đội Vũ Thư ghi cạnh đơn: “Đề nghị các cơ quan thẩm quyền giúp đỡ”.
Tôi mang toàn bộ giấy tờ đã có, đi lại từ đầu như Định đã đi và ở đâu, tôi cũng gặp một thái độ vô trách nhiệm đến vô cảm của các cơ quan chính sách trước thiệt thòi, mất mát của người lính Trần Quyết Định. Người tôi gặp đầu tiên là đại uý Tính, cán bộ Ban Tổ chức động viên. Anh Tính hẹn tháng sau lên giải quyết. Tháng sau, thay bằng câu hỏi han là các lời cật vấn: Quyết định phục viên đâu? Tại sao đơn vị không giải quyết? Báo tử rồi sao lại báo thương?… Và cuối cùng là một lời hẹn tuần sau. Thay lời cật vấn, lần này là cuộc “khám xét” các vết thương.
Trong bài bút ký, Minh Chuyên viết: “Định vén quần lên, một chiếc sẹo màu xám, hình mắt trâu, lồi lên ở lõm trước đùi trái. Anh nghiêng đầu, đưa hai tay rẽ tóc, trên đỉnh đầu hiện ra một vết sẹo như múi quýt, màu hồng nhạt, hơi lõm, nhẵn thín. Sờ nắn, xem xét xong, đại uý Tính giở giấy tờ ra đối chiếu. Thấy đầu anh gật gật, chúng tôi mừng quá. Rồi đại uý Tính bảo:
– Trường hợp của đồng chí, phải có quyết định phục viên thì mới giải quyết được. Nhưng chờ lâu đấy”.
– Vâng ạ.
Ra về, Định bảo tôi “Dù phải chờ cũng tốt rồi. Sớm muộn năm nay cũng được quyết định phục viên. Còn thương tật, giám định được hay không, em không băn khoăn nhiều. Có được quyết định phục viên nghĩa là đã được xác nhận là người còn sống, đã hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường. Một nhiệm vụ mà thực sự em đã đổ máu, cống hiến”.
Đầu quý hai năm 1987, tôi và Định lại lên tỉnh đội theo lời hẹn tháng trước, lần này hy vọng sẽ được giải quyết. Nhưng sau khi đặt tập hồ sơ lên bàn, đại uý Tính nói ngay:
– Trường hợp của Định không giải quyết ở tỉnh được. Tôi xin ý kiến cấp trên, các đồng chí đề nghị giới thiệu lên Cục Tổ chức động viên của Bộ Tổng tham mưu.
Thất vọng, Định run run nói:
– Tháng trước anh bảo sang đầu quý sẽ giải quyết. Hoàn cảnh gia đình và sức khoẻ của em không có điều kiện đi xa được nữa. Xin các anh chiếu cố giúp em ở dưới này.
– Nhưng tôi chỉ là người thực hiện. Các đồng chí lãnh đạo ban chúng tôi đã quyết định chuyển đi rồi.
Đại uý Tính rút tờ giấy giới thiệu của Ban Tổ chức động viên gửi Bộ Tổng tham mưu đưa cho anh Định và tôi. Thì ra các anh đã viết và ký giấy sẵn rồi. Giấy ghi “Đồng chí Định bị thương tháng 6/1978, điều trị tại Viện Quân y. Khi ra viện, đơn vị di chuyển không tìm thấy, đã có giấy bảo tử về địa phương. Đề nghị Cục cho hướng giải quyết”. Dòng cuối cùng ghi chú thêm “Liên hệ số nhà 3 – Ông Ích Khiêm- Hà Nội”.
Thấy nét mặt chúng tôi thoáng buồn, anh Tính động viên:
– Chỉ cần trên ấy họ ghi mấy chữ: Chuyển Bộ Chỉ huy Quân sự  tỉnh Thái Bình, hoặc uỷ quyền giải quyết là chúng tôi làm ngay.
Bùi Hoàng Tâm
Kỳ II: Cuộc ăn mày oan nghiệt.(Sẽ đăng trên blog này, sau bài này 110 phút). Xem tại đây.