thnien008

This WordPress.com site is the bee's knees


Bình luận về bài viết này

Bão số 6 áp sát bờ, gió giật mạnh, mưa như trút nước

Bão số 6 áp sát bờ, gió giật mạnh, mưa như trút nước

https://nld.com.vn/… đăng ngày 10-11-2019 – 05:21 PM.|Thời sự trong nước

(NLĐO) – Đến 17 giờ chiều nay (10-11-19), cơn bão số 6 đã áp sát bờ biển từ Khánh Hòa đến Phú Yên với gió giật rất mạnh.

Bão số 6 áp sát bờ, gió giật mạnh, mưa như trút nước - Ảnh 1.
Áp tải những người còn lại ở gần biển phường 6, TP Tuy Hòa sơ tán để tránh bão
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cùng đoàn công tác đã có chuyến thị sát công tác phòng tránh bão tại Phú Yên. Lầm việc tại Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô, ông Hiệp xác định tâm bão số 6 sẽ quét qua Phú Yên và yêu cầu tỉnh này phải nhanh chóng sơ tán dân nếu còn ở vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Bão số 6 áp sát bờ, gió giật mạnh, mưa như trút nước - Ảnh 2.
Bão số 6 đang bắt đầu giật mạnh
Đến 17 giờ chiều 10-11, theo dự báo, tâm bão số 6 còn cách bờ biển Phú Yên hơn 100km. Tuy nhiên, gió đã giật rất mạnh. Từng đợt gió rít lên, cuốn cát ném vào các mái tôn nhà người dân biển nghe rào rào. Mưa tiếp tục nặng hạt. Sóng cao hơn 3m liên tục đập vào bờ.
Tại bờ biển phường 6, TP Tuy Hòa, sóng tràn qua 1 đoạn kè có nguy cơ gây vỡ. TP này đã huy động lập tức xe múc đến để gia cố đoạn bờ kè này.
Bão số 6 áp sát bờ, gió giật mạnh, mưa như trút nước - Ảnh 3.
Tìm cách gia cố kè phường 6 trước những con sóng dữ
Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại hiện trường, nhiều người dân phường 6, TP Tuy Hòa vẫn kiên quyết bám lại nhà sát mé biển, không chịu sơ tán. Lực lượng chức năng TP Tuy Hòa buộc phải cưỡng chế, đưa lên trụ sở UBND phường 6, TP Tuy Hòa để trú tạm.
Bão số 6 áp sát bờ, gió giật mạnh, mưa như trút nước - Ảnh 4.
Lực lượng chức năng TP Tuy Hòa kiểm tra các khu dân cư gần biển để cưỡng chế sơ tán
Ông Bùi Thanh Toàn, Bí thư Huyện ủy Đông Hòa, cho biết với hướng di chuyển của cơn bão số 6 như hiện nay thì tâm bão xác định sẽ quét qua huyện này và TP Tuy Hòa (Phú Yên). Hiện huyện này đã sơ tán toàn bộ hơn 600 người ở các lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú ngoài biển ở Vũng Rô vào đất liền.
Bão số 6 áp sát bờ, gió giật mạnh, mưa như trút nước - Ảnh 5.
Cưỡng chế, đưa người dân sơ tán khẩn để tránh bão
Còn theo báo cáo nhanh của các huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu, và TP Tuy Hòa, hiện cũng đã sơ tán toàn bộ các hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Nhiều trường hợp phải cưỡng chế.
Ông Nguyễn Tấn Chân, Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa, xác nhận huyện này vừa có 1 người bị tử vong. Theo đó, khoảng 10 giờ sáng nay, ông Nguyễn Minh Hưởng (SN 1983, ngụ thôn Phú Thịnh, xã Sơn Thành Đông, huyện Đông Hòa), trong lúc ra sau nhà kiểm tra nhà trước khi bão đến đã vướng phải dây điện máy bơm nước đang rò rỉ điện nên bị điện giật. Ông được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong.
Hiện tại Tuy Hòa, gió mỗi lúc 1 mạnh thêm. Dự báo đến khoảng 21 giờ đêm nay, bão số 6 sẽ đổ bộ vào Phú Yên với sức gió giật cấp 12.

Hồng Ánh

 


Bình luận về bài viết này

Trước bão số 6: Kỳ lạ “tường” cát cao gần 1m xuất hiện ở biển Nha Trang

Trước bão số 6: Kỳ lạ “tường” cát cao gần 1m xuất hiện ở biển Nha Trang

PHƯƠNG LINH


Bình luận về bài viết này

6 cơn bão cùng lúc đe dọa thế giới

6 cơn bão cùng lúc đe dọa thế giới

https://nld.com.vn/… đăng ngày 21-09-2019 – 06:16.|Thời sự quốc tế

Lần đầu tiên kể từ tháng 12-1992, thế giới bị đe dọa bởi 6 cơn bão xuất phát từ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

“Trong khi Humberto và Kiko đang chuyển động ở Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương, 4 cơn bão nhiệt đới khác xuất hiện hôm 17-9, bao gồm Imelda và Jerry ở lưu vực Đại Tây Dương, Mario và Lorena ở lưu vực Đông Thái Bình Dương” – kênh Weather Channel (Mỹ) chia sẻ.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 9 là thời điểm bão và bão nhiệt đới hoạt động mạnh nhất ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Theo hãng tin AP, thiệt hại do bão gây ra đã được ghi nhận ở Texas – Mỹ, khi Imelda mang theo mưa lớn gây “lũ lụt nguy hiểm” tại nhiều khu vực của bang này.
Cụ thể, tính đến ngày 19-9, đã có ít nhất 2 người thiệt mạng và tính riêng TP Houston đã có hơn 900 chuyến bay bị hủy hoặc hoãn. Theo giới chức Texas, lực lượng cứu hộ đã thực hiện tổng cộng hơn 1.000 chiến dịch giải cứu và sơ tán để đưa người dân đến các điểm trú bão.
6 cơn bão cùng lúc đe dọa thế giới - Ảnh 1.
Bão nhiệt đới Lorena gây mưa lớn ở ngoại ô TP Manzanillo – Mexico hôm 19-9-19 Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, theo báo The New York Times, bão nhiệt đới Jerry đã gia tăng sức mạnh thành bão ở Đại Tây Dương vào ngày 19-9, 1 ngày sau khi bão Humberto đi qua Bermuda. Mặc dù không tấn công trực diện Bermuda, bão cấp 3 Humberto, với sức gió hơn 160 km/giờ cùng mưa lớn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng ngàn người khi tàn phá nhà cửa, cây cối và gây mất điện diện rộng.
Theo Trung tâm Cảnh báo bão quốc gia Mỹ (NHC), bão Jerry đang di chuyển về hướng Tây – Tây Bắc và dự kiến đổ bộ vào quần đảo Leeward trong vài ngày tới.

Cao Lực

 


Bình luận về bài viết này

Bão số 4 di chuyển nhanh, cường độ mạnh

Bão số 4 di chuyển nhanh, cường độ mạnh

Bão số 4 di chuyển nhanh, cường độ mạnh
(PLO)- Từ 17 giờ chiều nay một số tỉnh ở ven biển miền Trung bắt đầu lệnh cấm biển để chủ động phòng chống bão số 4.
Chiều nay (28-8), Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) tổ chức cuộc họp triển khai công tác ứng phó với cơn bão số 4. Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban chỉ đạo Trịnh Đình Dũng điều hành cuộc họp.
Theo cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 28-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Bão số 4 di chuyển nhanh, cường độ mạnh - ảnh 1
Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Dự báo đến 16 giờ ngày 30-8-19, vị trí tâm bão ở khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
Về phương án phòng chống bão, Đại tá Trần Ngọc Hữu, Phó tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng cho biết đến 10 giờ ngày 28-8 đã thông báo kiểm đếm và hướng dẫn cho 70.564 phương tiện/309.616 người biết hướng di chuyển của bão số 4, trong đó có 797 tàu/5.493 người đang hoạt động ở khu vực nguy hiểm.
Về tình hình sạt lở đê, bờ biển, khu vực bờ biển từ Nghệ An đến Bình Thuận có 24 điểm sạt lở/41,93km đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần xử lý cấp bách; 237 vị trí đê xung yếu; 86 công trình đang thi công dang dở ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tại đầu cầu Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An cho biết để chủ động phòng chống bão số 4, tỉnh đã ban hành lệnh cấm biển từ 17 giờ chiều 28-8. Hiện Nghệ An đang có 3.947 tàu thuyền/hơn 18.000 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, có 3.819 phương tiện/17.400 lao động đang neo đậu; chỉ có 36 phương tiện/49 lao động đang đánh bắt gần bờ…
Bão số 4 di chuyển nhanh, cường độ mạnh - ảnh 2
Bão số 4 có tốc độ tiếp cận vào bờ rất nhanh, càng vào gần bờ thì cường độ bão càng tăng.
Đánh giá về cơn bão số 4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Bão số 4 có tốc độ tiếp cận vào bờ rất nhanh, càng vào gần bờ thì cường độ bão càng tăng, thời gian đi nhanh hơn. Đồng thời, cùng lúc này có tác động hình thái thiên tai ở miền Bắc, dù yếu nhưng vẫn phải hết sức đề phòng vấn đề vị trí bão đổ bộ sẽ bị chệch và hoàn lưu gây mưa.
Ngoài ra, ông Cường cũng đánh giá tính chất nguy hiểm của cơn bão này là hướng biển, phạm vi vùng nguy hiểm rộng với hơn 61.000 tàu thuyền hoạt động, hơn 25.000 lồng bè. Bão xảy ra đúng kỳ nghỉ dài ngày Quốc khánh 2-9, nên lưu lượng người tham gia du lịch ở các tỉnh bị ảnh hưởng của cơn bão này là rất lớn nên cần hết sức chú ý.
Thêm vào đó, đến giờ phút này, các thông tin dự báo khả năng đổ bộ của cơn bão sẽ vào chiều tối. Đồng thời, hoàn lưu bão gây mưa lớn trên diện rộng, trong khi đó, vừa qua các vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Tây Nguyên là những vùng vừa qua đã bị tổn thương rất lớn về lớp thượng bì, về cấu trúc vỏ làm mất cân bằng, nên nếu xảy ra mưa lớn thì cần hết sức đề phòng lũ cuốn, lũ quét.
Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương tuyệt đối không được chủ quan. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão. Chủ động triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là phương châm bốn tại chỗ. Tránh chủ quan cho rằng bão không quá mạnh, vùng này đang hạn hán, thiếu nước mà không chủ động ứng phó với bão, mưa lũ.
Đối với trên biển, tất cả địa phương ven biển phối hợp cùng lực lượng biên phòng tuyến biển, ngành thủy sản đều phải chỉ đạo rà soát, kiểm đếm tàu thuyền chứ không chỉ các địa phương khu vực có nguy cơ bão ảnh hưởng trực tiếp.
Hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch, công trình hạ tầng và các hoạt động kinh tế – xã hội trên các đảo.
Đối với khu vực ven biển, chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu. Có phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển. Gia cố bảo vệ đê điều, công trình kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp nhà máy…
Đối với khu vực miền núi, trung du cần chủ động rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn để chủ động bố trí lực lượng hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư. Triển khai đảm bảo an toàn hồ đập.
Triển khai lực lượng, kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy siết khi mưa lũ lớn. “Việc này chúng ta đã nhắc nhiều nhưng đợt mưa lũ nào cũng xảy ra các trường hợp bị lũ cuốn trôi khi qua các ngầm tràn nên cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai theo dõi chặt chẽ diễn biến; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Ban chỉ huy PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến của bão, mưa lũ.
AN HIỀN

 


Bình luận về bài viết này

Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội

Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội

https://tuoitre.vn/… đăng ngày
04/08/2019 07:47.

TTO – Đường phố vắng người, ai nấy đều ở trong nhà tránh bão. Nhưng vẫn còn những mảnh đời buồn, bất chấp mưa lớn và cái lạnh co ro, lang thang khắp phố phường mưu sinh.

Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Nếp, gần 6h sáng đón chuyến xe buýt số 40 từ Như Quỳnh (Hưng Yên) với thúng bánh chưng, cơm nắm lên phố đi bộ ven Hồ Gươm (Hà Nội). Mưa lớn, cô nép vào mái che của tòa nhà ven đường. ‘Biết là mưa bão nhưng vẫn ráng đi, được đồng nào hay đồng nấy. Nhưng không ngờ hôm nay đường phố lại vắng đến vậy’ – cô vừa vuốt lại những đồng tiền lẻ cho phẳng phiu, vừa thở dài – Ảnh: MAI THƯƠNG
Sáng cuối tuần, Hà Nội mưa lớn và kéo dài nhiều tiếng đồng hồ kèm theo gió mạnh. Ngoài đường, trái với sự tấp nập của những buổi sáng cuối tuần đẹp trời khác, dường như ai ai cũng muốn ngồi trong nhà, nhấp chén trà, nghe ‘bão dừng sau cánh cửa”.
Nhưng những người lao động nghèo, bất chấp mưa bão, bất chấp những đợt gió mạnh, bám víu lấy từng con phố ngõ hẻm của Hà Nội để kiếm miếng cơm manh áo mưu sinh.
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 2.
Ngày mưa, những chiếc xích lô lại ế ẩm hơn vì vắng khách du lịch lên phố – Ảnh: ĐÌNH MINH
Họ là những người lao động với nhiều thân phận, ngành nghề khác nhau. Có người gánh hàng rong với đôi thúng chất đầy gói xôi, cơm nắm, bánh đúc. Có người lại nhấn từng nhịp pêđan nặng nhọc, lầm lũi dưới cơn mưa để mời những vị khách hiếm hoi đi một chuyến xích lô.
Có người vai lệch sang một bên, dáng người nghiêng nghiêng theo thúng bánh vò còn nóng hổi. Họ gặp nhau ở một câu chuyện chung. ‘Không cần biết ngày mưa hay ngày nắng, chỉ biết ngày nào tui không đi làm là ngày đó đám con tui đói. Vậy thôi”.
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 3.
Ảnh 3:
Một người phụ nữ tranh thủ nghỉ trưa bên hè phố. Gánh ổi vẫn đầy, chiếc xe đạp nghiêng nghiêng trong cơn bão – Ảnh: MAI THƯƠNG
Họ chỉ nghĩ đến việc một món quà vặt bán ra là đổi lại nụ cười của đứa con thơ ở nhà với bữa cơm có thịt, hay góp thêm từng đồng lẻ dành dụm lo cho con học đại học… 
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 4.
Ảnh 4:
Cô Tâm (57 tuổi, Long Biên, Hà Nội) đẩy xe bán chè dọc trên đường Hàng Bồ (Hà Nội). Cô kể từ sáng giờ cô chỉ mới bán được 2 cốc, mưa lớn nên ế ẩm, nếu không bán hết nhà cô phải ăn chè trừ bữa – Ảnh: MAI THƯƠNG
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 5.
Ảnh 5:
Chị Nầm (Như Quỳnh, Hưng Yên) cũng đón xe lên Hà Nội từ sáng sớm với gánh bánh đúc nóng – Ảnh: ĐÌNH MINH
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 6.
Ảnh 6″
Bất chấp mưa lớn, những người bán hàng rong vẫn lầm lũi khắp các con đường trong phố cổ Hà Nội để mưu sinh – Ảnh: MAI THƯƠNG
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 7.
Ảnh 7:
Một chú đi xe ôm đứng đợi khách bên vỉa hè. Ngày mưa, người ta thường gọi xe ôm công nghệ để thuận tiện hơn, vậy nên từ sáng giờ chú không chạy được cuốc xe nào – Ảnh: MAI THƯƠNG
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 8.
Ảnh 8:
Mưa lớn kèm theo gió khiến nhiều cây lớn trên các tuyến đường thuộc phố cổ Hà Nội bị đổ gãy. Nhiều công nhân thuộc Công ty Cây xanh Hà Nội ra sức thu gom xử lý, tỉa cành cây để đảm bảo an toàn cho người dân – Ảnh: ĐÌNH MINH
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 9.
Ảnh 9:
Chị Hoài cũng như nhiều nhân viên môi trường khác vẫn phải tiếp tục công việc phân loại và thu gom rác thải, bất kể mưa hay nắng – Ảnh: ĐÌNH MINH
Mưa bão vẫn ráng mưu sinh ở Hà Nội - Ảnh 10.
Mưu sinh dưới mưa, với những người lao động nghèo không phải điều gì quá to tát. Họ chỉ mong có một cuộc sống no đầy hơn, bớt thiếu thốn hơn – Ảnh: MAI THƯƠNG
MAI THƯƠNG

 


Bình luận về bài viết này

Miền Trung tiếp tục chìm trong mưa lũ

Miền Trung tiếp tục chìm trong mưa lũ

Copy từ http://kinhtedothi.vn/mien-trung-tiep-tuc-chim-trong-mua-lu-331692.html , tác giả: Quang Hải – Thanh Hải – Nghiêm Hà ,đã đăng ngày 10-12-2018 15:42
Kinhtedothi – Mưa lớn kéo dài từ đêm 8/12/18 đã khiến 2 người chết, 1 người mất tích cùng hàng ngàn nhà dân bị ngập tại các tỉnh thành miền Trung. Tình hình mưa lũ hiện đang diễn biến phức tạp và cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập úng cục bộ rất cao.

“>TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện mưa rất to và ngập cục bộ nhiều khu vực.

 

Thiệt hai nặng về người và tài sản
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Quảng trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, mưa lũ đã khiến 3 người bị thương vong. Trong đó tỉnh Quảng Trị có 2 người chết là bà Lữ Thị Tú Anh (1959) và bà Nguyễn Lữ Vân Anh (1983, khu phố 2, phường Đông Lễ, TP Đông Hà).
Cụ thể, lúc 18h30 ngày 8/12/18, mưa lớn khiến nước tràn vào nhà làm một mảng tường nhà bị sập và cuốn trôi 2 phụ nữ trên vào miệng cống thoát nước. Các lực lượng chức năng đã tìm thấy xác bà Lữ Thị Tú Anh lúc 23h30 cùng ngày; bà Nguyễn Lữ Vân Anh lúc 8h40 ngày 9/12. Trong khi đó, người bị thương là ông Phan Thanh Minh (SN 1959 tại huyện Vinh Linh) bị tường rào sập đè làm gãy chân.
Mưa lụt cũng khiến Quảng Trị có 117 ha hoa màu bị thiệt nặng đến rất nặng, 17 ha bị ngập; 7 ha hồ tiêu bị ngập; 26,5ha cây trồng hàng năm bị thiệt hại; 5.710 con gia cầm bị cuốn trôi; 17.250m kênh mương thủy lợi hư hỏng; 164,77ha diện tích hồ cá nước ngọt bị vỡ, tràn, thiệt hại 120 tấn cá và 16.000 cá trê, cá mè, cá trắm bị trôi; hồ tôm bị xói lỡ 1.500m3…
Tại TP Đà Nẵng, mưa lớn đã khiến gần 1.300 nhà dân bị ngập. Theo đánh giá, đây là trận ngập lịch sử của thành phố biển Đà Nẵng trong khoảng 40 năm qua.
Từ khoảng 2h sáng 9/12/18, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập cục bộ, có nơi ngập rất sâu khiến giao thông tê liệt, thiệt hại lớn về hoạt động kinh doanh buôn bán, đặc biệt hàng trăm xe ô tô bị ngâm trong nước.
Theo báo cáo, quận Thanh Khê có một số tuyến đường thuộc các phường An Khê bị ngập sâu từ 30 – 60cm; Thanh Khê Tây, Thạc Gián ngập từ 40 cm đến 70 cm… Quận Hải Châu ngập úng cục bộ nhiều tuyến đường và khu dân cư của các phường Thuận Phước (nước tràn vào nhà dân, mực nước ứ đọng cao từ 50 – 70cm, có nơi cao 1m), Thanh Bình (có nơi ngập đến 70 – 80cm, hiện vẫn còn ngập từ 30 – 50cm), Hòa Thuận Đông (ngập khoảng 70cm), Thạch Thang (ngập từ 30 – 50cm), Hòa Thuận Tây, Hòa Cường Bắc (đường Ỷ Lan Nguyên Phi ngập 1m), Nam Dương (ngập từ 10 – 50 cm gây hư hỏng các vật dụng gia đình, làm thiệt hại về hàng hóa tại các hộ kinh doanh tạp hóa, buôn bán nhỏ.
Riêng phường Hòa Thuận Tây tại khu vực ao 3 Sen Vàng gồm các tổ dân phố từ 31 đến 35 kiệt 640, 664 Trưng Nữ Vương ngập sâu khoảng 1,2 m. Chính quyền phường đã giúp đưa 1 cháu bé 4 tuổi cùng mẹ, và 5 em sinh viên ra khỏi khu vực ngập nước; đồng thời chuẩn bị vào cấp mì tôm, nước cho số thuê ở trọ.
Về nông nghiệp, Đà Nẵng có thiệt hại 60,2 ha rau màu. Ngoài ra, thành phố thiệt hại 5.000 chậu cây cảnh; 1 ha hoa cúc, vạn thọ bị hư hại. Mưa lớn cũng làm Trạm bơm Túy Loan bị sạt lở mái, bể hút trạm sạt lở 30m và 22m đường đất.
Về giao thông, sạt lở cầu trên đường Nguyễn Xí, cầu trên đường Lý Thái Tông, cầu trên đường Km4+420 đường Thăng long; sạt lở vệt cây xanh (11.6m3) trên vỉa hè đường Bạch Đằng, Sàn cảnh quan bờ Đông cầu Rồng (21.5m3); sạt lở vỉa hè tại Km21+200 phải tuyến Quốc lộ 14B.

“> Sạt lở tại Quảng Nam

 

Trong khi đó, tính đến thời điểm sáng 10/12/18, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 60 nhà dân ở các xã Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Đức (huyện Nghĩa Hành) bị ngập. Tại huyện miền núi Minh Long có 3 nhà bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất đã được di dời đến nơi an toàn.
Về giao thông, các tuyến đường giao thông bị sạt lở gồm: tuyến đường 628 (Thanh An – Long Môn), tuyến Long Mai – Long Hiệp – Thanh An, gây ách tắc giao thông cục bộ (huyện Minh Long); đường thị trấn Ba Tơ đi Ba Trang có 2 điểm sạt lở; đường Ba Bích đi Ba Nam có 9 điểm sạt lở; đường Ba Dinh – Ba Giang bị sạt lở tại K5+950. Khối lượng sạt lở ước tính 100m3 (huyện Ba Tơ); sạt lở mái taluy đường giao thông kết hợp đê sông đoạn thôn Thủy Triều, xã Phổ Văn (huyện Đức Phổ).
Tại tỉnh Bình Định, thông tin sơ bộ có 2.052 nhà ở tại huyện Hoài Ân, huyện An Lão, thị xã An Nhơn bị ngập nước, mức ngập trung bình 0,5m. Nhiều đoạn thuộc tỉnh lộ ĐT629 bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. 4.500m đường giao thông liên xã mưa lũ gây xói lở .8.272m kênh mương bị bồi lấp
Ngành nông nghiệp của tỉnh Bình Định cũng bị thiêt hại nặng với 129,17 héc ta lúa bị ngập; 124,3 héc ta hoa màu bị hư hại, gần 2.000 con gia súc gia cầm bị nước cuốn trôi.

“> Nhiều khu vực ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở do mưa lũ

 

Tại Quảng Nam, theo ghi nhận sáng 10/12/18, nhiều khu vực tại TP Tam Kỳ đã ngập sâu trong nước, trở thành ốc đảo. Nước lên nhanh trong đêm nên hàng trăm hộ dân ở những khu vực này trở tay không kịp, chỉ biết chạy lên nơi khô ráo, ghe thuyền để thoát thân còn tài sản đành giao phó cho nước lũ.
Ông Trương Ngọc Hải – Chủ tịch UBND phường An Mỹ (TP Tam Kỳ) cũng cho biết, vào khoảng 21h tối 9/10, tại địa phương đã xảy ra trường hợp một người đàn ông không may bị nước lũ cuốn trôi mất tích.
Theo đó, vào khoảng thời gian trên, ông Ngô Bình (54 tuổi, trú phường An Mỹ, TP Tam Kỳ) cùng một người bạn đi chơi về khi đến đường Điện Biên Phủ, TP Tam Kỳ thì do mưa lớn, tuyến đường này bị ngập nước sâu khiến xe bị chết máy. Sau đó, ông Bình dắt xe lên lề và đi bộ về thì không may bị trượt chân ngã xuống mương nước và bị nước cuốn trôi.
Hiện chính quyền phường Mỹ An đã huy động lực lượng nổ lực để tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy nạn nhân.
Chủ động ứng phó với mưa lũ
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, một số nơi tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đã có mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập úng cục bộ vùng trũng thấp và đô thị tại các địa phương từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.
Các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định đã có công điện, thông báo chỉ đạo các địa phương, ban ngành về công tác ứng phó với mưa lũ. Cụ thể, Đà Nẵng và Quảng Nam cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong ngày 10/12 để đảm bảo an toàn; Quảng Ngãi đã di dời 60 hộ dân đến nơi an toàn (xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ); Bình Định đã di dời trên 320 hộ đến nơi an toàn (huyện Hoài Ân).

 


Bình luận về bài viết này

105.000 người phải sơ tán, 1 người chết do bão số 9

105.000 người phải sơ tán, 1 người chết do bão số 9
Copy từ https://tuoitre.vn/105-000-nguoi-phai-so-tan-1-nguoi-chet-do-bao-so-9-20181126152848871.htm , tác giả: L.Phan ,đã đăng ngày 26/11/2018 15:50.
TTO – Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho biết đến 6h sáng 26-11-18, hơn 105.000 người phải sơ tán, 1 người tại TP.HCM thiệt mạng do bão.
Cây xanh ngã đè khiến người đi đường thiệt mạng tại TP.HCM – Ảnh: NGỌC KHẢI
Nạn nhân này bị thiệt mạng do cây xanh ngã đổ trúng khi đi trên đường lúc dông gió.
Về tài sản, bão số 9 làm 51 căn nhà đổ sập, hư hỏng, 46 thuyền bị chìm, hư hại, ngập khoảng 1.500m quốc lộ huyết mạch.
Đặc biệt mưa bão gây hư hỏng hai vị trí trên tuyến đường sắt Bắc – Nam khiến giao thông đường sắt bị tê liệt, cơ quan chức năng mất nhiều giờ để khắc phục.
Mưa lớn gây ngập nghiêm trọng tại Nha Trang, Vũng Tàu và TP.HCM. Cơ quan chức năng đã phải sơ tán 105.023 người thuộc các tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của bão đến nơi trú ẩn an toàn.
Dù bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên diễn biến thời tiết vẫn hết sức phức tạp. Do đó Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn.
Tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, vùng ngập sâu khi mưa lớn, hạ du các hồ chứa xung yếu.
Sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các địa phương có hư hại về hạ tầng giao thông nhanh chóng khắc phục. Địa phương có thiệt hại về nhà cửa, tàu bè triển khai hỗ trợ người dân khắc phục để ổn định cuộc sống.
L.Phan

 


Bình luận về bài viết này

Trung Quốc ban bố mức cảnh báo “màu cam” về tình trạng bão tuyết

Trung Quốc ban bố mức cảnh báo “màu cam” về tình trạng bão tuyết
Copy từ https://vov.vn/the-gioi/trung-quoc-ban-bo-muc-canh-bao-mau-cam-ve-tinh-trang-bao-tuyet-715429.vov ;tác giả: PV/VOV-Bắc Kinh ; đã đăng ngày 05/01/2018 14:27.
VOV.VN – Theo thống kê, bão tuyết ở Trung Quốc đã khiến 1 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương.
Cơ quan khí tượng trung ương Trung Quốc mới đây đã phải đưa ra mức cảnh báo “màu cam” để đối phó với tình hình thời tiết diễn biến xấu, khó lường, bão tuyết xuất hiện nhiều tại các địa phương, gây thiệt hại về người và tài sản.
Bão tuyết hoành hành ở nhiều khu vực tại Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Cơ quan khí tượng Trung Quốc yêu cầu các bộ, ngành và địa phương của nước này nhất là các ngành giao thông, điện lực, thông tin liên lạc cần khẩn trương thực hiện công tác phòng, chống bão tuyết; hạn chế các hoạt động ngoài trời; gia cố các nhà kính, lều bạt; tìm nơi trú ẩn ấm áp cho gia súc, gia cầm…
Theo thống kê, đã có 17 tỉnh và thành phố tại các vùng từ Tây Bắc cho tới Tây Nam của Trung Quốc xuất hiện bão tuyết, trong đó phải kể đến như Thiểm Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy… thậm chí có nơi như Quý Châu còn xuất hiện mưa đá.
Bão tuyết và tuyết rơi dày khiến giao thông nhiều nơi bị tê liệt, nhà chức trách Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa 10 sân bay, 92 tuyến đường cao tốc, nhiều chuyến tàu cao tốc cũng phải tạm ngừng hoạt động. Theo thống kê, bão tuyết đã khiến 1 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương./.
PV/VOV-Bắc Kinh
Nhận xét của dvnien: Một bản tin không có thời gian.

 


Bình luận về bài viết này

Khánh Hòa gượng dậy sau bão

Khánh Hòa gượng dậy sau bão
Copy từ http://plo.vn/xa-hoi/khanh-hoa-guong-day-sau-bao-738975.html, tác giả: Tấn Lộc, đã đăng ngày 11-11-17 lúc 06:30.
(PL)- Người dân huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa – nơi tâm bão số 12 tàn phá khủng khiếp nhất – đang giúp nhau khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống
Ngày 10-11-17, gần một tuần sau khi bị tâm bão số 12 ập vào tàn phá, cảng cá Đầm Môn thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã nhộn nhịp trở lại.
Cùng giúp nhau gượng dậy sau bão
Những ngày trước, cả vùng biển này chìm trong tang tóc khi mỗi ngày các lực lượng tìm kiếm liên tục tìm thấy thi thể của các nạn nhân mất tích sau bão. Len lỏi giữa tràn ngập lồng bè nuôi hải sản, tàu thuyền bị bão đánh tan, những chiếc tàu vừa sửa vội lại ra khơi và trở về đầy ắp cá. Nhiều xe đông lạnh mua gom hải sản từ các nơi lại đến Đầm Môn, tấp nập mua bán.
Vừa trở về bến, ông Nguyễn Thời (ngụ xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh) nói: “Hơn 2/3 tàu thuyền ở Vạn Thạnh bị bão đánh hỏng, cả trăm chiếc bị vỡ nát hoặc chìm dưới biển. Hiện nay, không nơi nào nhận sửa tàu nữa vì tàu hỏng quá nhiều. Gia đình bị bão đánh chìm một chiếc, chưa biết có trục vớt lên được hay không. Chiếc còn lại cũng bị hỏng. Sau bão, tôi vội kiếm thợ ở xa đến sửa ngay để có tàu đi biển, kiếm ít tiền mới tính tiếp sửa chiếc kia nếu trục được lên”.
Theo ông Trần Thanh Nam, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, phần lớn người dân địa phương này sống bằng đánh bắt, nuôi hải sản nên bị thiệt hại rất lớn. Sau bão, hàng trăm hộ đang trắng tay vì toàn bộ lồng bè nhiều tỉ đồng bị tan nát, tàu thuyền bị vỡ, chìm. “Bà con đang tìm cách tương thân, giúp nhau vượt qua mất mát, thiệt hại. Nhà nào còn tàu nào không bị hỏng hoặc sửa xong thì gọi bà con cùng đi biển. Nhà nào bị hỏng thì bà con, hàng xóm cho ở tạm rồi hỗ trợ nhau sửa chữa”.
Theo ông Nguyễn Ngọc Ý, Trưởng phòng Kinh tế, Phó ban Phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn huyện Vạn Ninh, thiệt hại tài sản lớn nhất của địa phương này là thủy sản với tổng giá trị gần 3.890 tỉ đồng. Toàn bộ lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú ven biển Vạn Ninh gần như bị mất sạch do bão đánh vỡ tan tành. Hầu hết ao đìa nuôi tôm, ốc hương cũng tan hoang. Đến nay, huyện chưa thể thống kê mức độ thiệt hại về tàu thuyền do số lượng tàu bị chìm quá lớn.
“Hiện nay, huyện đang huy động các lực lượng hỗ trợ người dân tìm cách trục vớt tàu thuyền để sửa chữa. Riêng lồng bè nuôi hải sản thì trôi vỡ tràn ngập trên biển nên chưa biết xử lý thế nào” – ông Ý nói.
Cảng cá Đầm Môn đã nhộn nhịp trở lại sau nhiều ngày bao trùm trong tang tóc. Ảnh: TẤN LỘC
Khôi phục hạ tầng, điện nước
Ông Trần Kim Bảo, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay của địa phương là tập trung trợ giúp các gia đình có người thân bị nạn, sửa chữa các nhà bị hư hỏng, tốc mái. Trong những ngày qua, nhiều lực lượng vũ trang đã trợ giúp người dân sửa chữa nhà cửa. “Do số nhà sập quá nhiều, tài sản cũng bị mất nên người dân không có điều kiện để dựng lại nhà. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, người dân đang rất cần sự tiếp sức của cộng đồng để có điều kiện ổn định cuộc sống” – ông Bảo nói.
Theo ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, một trong những bức thiết nhất hiện nay là khắc phục hệ thống hạ tầng để ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Đến nay, trừ thị trấn Vạn Giã, hầu hết các xã ở huyện Vạn Ninh vẫn chưa có điện, nước sinh hoạt. Hàng loạt công trình viễn thông, giao thông, thủy lợi vẫn bị tê liệt.
“Hiện đang có năm tỉnh chi viện, tăng cường lực lượng đến Vạn Ninh giúp khắc phục hệ thống điện. Tuy nhiên, nhanh nhất phải nửa tháng nữa nhiều xã mới có điện trở lại vì hầu hết hệ thống trụ điện, đường dây đều bị đổ. Riêng các công trình giao thông, thủy lợi, huyện đang huy động nhiều lực lượng khẩn trương sửa chữa để nhân dân đi lại, khôi phục sản xuất” – ông Phẩm thông tin.
Phó chủ tịch nước thăm đồng bào vùng lũ
Chiều 10-11-17, Phó Chủ tịch nước Đặng Ngọc Thịnh đã đến thăm và tặng nhiều suất quà cho bà con vùng lũ Quảng Nam. Tại huyện Đại Lộc, Phó Chủ tịch nước thăm hỏi, chia sẻ mất mát với gia đình hai nạn nhân bị chết trong cơn lũ vừa qua là nạn nhân Lê Ngọc Tạng (xã Đại Nghĩa) và Phan Thị Chín (thị trấn Ái Nghĩa).
Phó Chủ tịch nước đã trao tặng 100 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra tại huyện Đại Lộc; gửi tặng 100 suất quà cho người dân vùng lũ huyện Duy Xuyên (mỗi suất 1 triệu đồng), trao tặng 1 tỉ đồng tiền hỗ trợ của Ban Cứu trợ Trung ương cho tỉnh Quảng Nam.
Dịp này, các nhà tài trợ cũng đã trao tặng 30 căn nhà cho người dân trong tỉnh, mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng; hỗ trợ huyện Duy Xuyên 50 triệu đồng.
Đến ngày 10-11-17, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa ghi nhận có đến 19 người chết, một người mất tích và hơn 70 người bị thương. Có gần 650 căn nhà bị sập hoàn toàn; hơn 19.700 căn nhà bị hư hỏng, tốc mái, trong đó hơn 4.100 căn bị hư nặng. Tổng thiệt hại toàn huyện trên 4.650 tỉ đồng, chưa tính thiệt hại về nhà ở, tàu thuyền bị chìm, hư hỏng.
Tấn Lộc

 


Bình luận về bài viết này

Giải cứu an toàn 15 phụ nữ mắc kẹt trong rừng sâu

Giải cứu an toàn 15 phụ nữ mắc kẹt trong rừng sâu
Copy từ http://nongnghiep.vn/giai-cuu-an-toan-15-phu-nu-mac-ket-trong-rung-sau-post206376.html , tác giả: Hải Yến, đã đăng ngày 07/11/2017, 20:46.
2 ngày trước, nhóm phụ nữ này vượt sông để vào rừng làm rẫy thì đúng lúc thủy điện Đăk Mi 4 xã lũ để điều tiết nước khiến họ bị mắc kẹt, cô lập…
Lực lượng chức năng đưa 15 phụ nữ đi rẫy mắc kẹt trong rừng trở về
Chiều tối 07/11/17, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng đã dùng thuyền máy để đưa giải cứu 15 phụ nữ (tất cả trú thôn Lao Đu, xã Phước Xuân, hyện Phước Sơn) bị mắc kẹt lúc đi làm rẫy trong rừng sâu do thời tiết xấu và thủy điện Đăk Mi 4 xã lũ.
Theo ông Hà, 2 ngày trước có nhóm phụ nữ này vượt sông để vào rừng làm rẫy thì đúng lúc thủy điện Đăk Mi 4 xã lũ để điều tiết nước khiến họ bị mắc kẹt, cô lập, mọi thông tin liên lạc điều bị mất.
Đến sáng 7/11, sau khi nhận được tin báo có 15 người bị cô lập trong rẫy sâu, cơ quan chức năng đã yêu cầu thủy điện Đăk Mi 4 tạm ngưng việc xả lũ để huy động lực lượng cứu người.
Đến chiều 7/11, khi nước lũ rút dần, nhóm 15 người này đã được đưa về nhà an toàn.
Hải Yến